Thoái hóa cột sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và khả năng sinh hoạt ,lao động hằng ngày của người bệnh.làm cho người bệnh có cảm giác bức bối trong cơ thể.

Nhằm giúp cho người bênh hiểu rõ hơn về bênh thoái hóa cột sống cổ cách tôi xin trình bày các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ và phương án điều trị đúng cách để tránh tiền mất tật mang.

Biểu hiện của bệnh lý:

Khi bị Thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ (hoặc dữ dội) ở cổ .cơn đau mỏi vùng cột sống cổ, vai gáy có khi diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí có những cơn đau lan rộng ra bả vai cánh tay. Lại có khi đau kéo lên đỉnh đầu, kéo sang tức hốc mắt. Nhiều lúc cơn đau diễn ra dài và liên tục làm cho bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, bả vai mỏi mệt, cứng cổ,gây mất ngủ… Cảm giác căng thẳng lúc nào cũng thường trực. nếu nặng cơn đau lan xuống 2 tay tê tận 2 bàn tay.

Nếu để bệnh thoái hóa lâu ngày dẫn tới vấn đề các khớp đốt sống mọc gai xương ảnh hưởng chèn ép dây thần kinh.

image012

Hình ảnh đốt sống bị thoái hóa mọc gai xương         hình ảnh đốt sống bình thường

Gây chèn ép tủy và rễ thần kinh

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ:

-Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động thường xuyên cúi hoặc ngửa cổ quá mức và sử dụng nhiều cử động ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao làm việc ít có thời gian nghỉ ngơi . Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ,mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

có thể gặp ở người đi cấy,thợ cắt tóc, bác sĩ phẩu thuật,bác sỹ nha khoa, thợ xây nhà,thợ sơn, diễn viên xiếc,giáo viên,nhân viên văn phòng…

– Do quá trình lão hóa của xương.Càng lớn tuổi quá trình tạo xương kém trong khi quá trình hủy xương lại mạnh, các khớp đốt sống vận động kém linh hoạt,ít trơn tru.

– Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

– Do chấn thương làm ảnh hưởng đến vùng cổ gáy và các đốt sống.

 Biện pháp giúp người bệnh ngăn ngừa và làm chậm tiến trình thoái hóa cột sống cổ:

– Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

– Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.

– Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.

– Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng,và kết hợp tập các bài tập về nhà(tham khảo trên trang web:ngocduc.com.vn ).

VẬY KHI NGƯỜI BỆNH BỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ NÊN ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?

Xã hội càng phát triển thì nền y học càng hiện đại hơn phương pháp vật lý trị liệu sẽ đem lại kết quả làm hài lòng người bệnh vì người bệnh cảm thấy thoải mái khi được máy kéo cột sống cổ giúp cơ được thư giãn sắp xếp lại ngay ngắn các đốt sống theo đường cong sinh lý bình thường của con người.Sóng siêu âm trị liệu giúp kháng viêm và giảm đau,giảm co thắt cơ,nhờ sóng xuyên thấu sâu bên trong phần cột sống bị thoái hóa.sóng ngắn trị liệu là sóng cao tần giúp gia tăng tuần hoàn máu tới nuôi nhóm cơ mà cơ lại bám vào xương,giúp cắt giảm các cơn đau nhức bên trong sâu.Dòng điện trị liệu lại giúp giảm ở phía nông theo rễ thần kinh,tuy dòng điện không xuyên thấu tận sâu bên trong nhưng dòng điện giúp người bênh dễ chịu vì giúp cơ co nghĩ nhịp nhàng,sáp paraffin và đèn hồng ngoại giúp cơ mềm mại ,thư  giãn ngoài ra vật lý trị liệu còn rất nhiều máy móc kỹ thuật cao như:máy từ trường,máy kích sock,máy nén ép trị liệu….ngoài ra còn có các phương pháp được thực hiện bằng tay ktv như:Di Động cột sống phương pháp này ktv dùng tay tách 2 mỏm gai ra giúp đốt sống vận động nhịp nhàng,giúp nhóm cơ cạnh cột sống cổ giảm co thắt.Mô Mềm trị liệu giúp cơ được thư giãn,gia tăng tuần hoàn.

Tóm lại khi người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ cần phải đi điều trị đúng nơi,đúng chuyên khoa phục hồi chức năng-vật lý trị liệu chứ đừng nghe mọi người mách bảo chỗ nào hay lại tìm đến nơi đó như đắp lá cây(lá rang nóng đắp lên điểm đau làm cho người bênh vộp đỏ lên ngày sau nổi bọng nước gây bỏng nóng rát ),đắp rượu thuốc,cấy chỉ,uống thuốc nam…vừa tốn thời gian điều trị mà lại vừa tốn kém không đem lại hiệu quả.

Bác Sỹ Tống Thị Kim Ngọc

Scroll to Top