Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người. Tên gọi khác của dây thần kinh này là dây thần kinh hông to và người bình thường đều có 2 dây thần kinh này. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể mà nó đi qua. Cùng Y khoa Ngọc Đức tìm hiểu kỹ hơn vấn đề qua bài viết dưới đây
Tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa được gọi là đau thần kinh tọa theo Y học. Triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh gặp phải là các cơn đau thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân. Hướng lan của các cơn đau tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thông thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa, không đau cả hai bên.
Bệnh được xếp vào bệnh lý xương khớp phổ biến thứ 2 hiện nay sau viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhưng thường xảy ra nhiều và phổ biến nhất là do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm giúp quá trình đẩy lùi bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa dù không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời là:
- Cứng cột sống: Biến chứng này thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới.
- Teo cơ vận động: Tình trạng này ban đầu chỉ gây cản trở trong quá trình vận động. Càng để lâu, bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương có thể gặp phải tình trạng teo rút, mất dần chức năng.
- Bại liệt: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng liệt một phần hoặc hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời.
- Cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang bị suy giảm chức năng: Bí tiểu đại tiện không tự chủ là các biểu hiện của biến chứng này.
Các biến chứng đau dây thần kinh tọa càng kéo dài sức khỏe của người bệnh càng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguy cơ tử vong vì bệnh cũng tăng lên.
Triệu chứng
Như đã nói, triệu chứng nổi bật nhất là các cơn đau nhức tại khu vực thần kinh tọa bị tổn thương và xung quanh. Khi gặp phải một hoặc một số triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay. Cụ thể:
- Đau nhức theo đường đi của dây thần kinh tọa: Vị trí tổn thương của dây thần kinh tọa sẽ quyết định biểu hiện đau nhức khác nhau. Trong đó, nếu người bệnh bị tổn thương ở rễ dây thần kinh L4 thì cơn đau sẽ lan xuống khoeo chân. Nếu đau ở rễ dây thần kinh L5, cơn đau sẽ lan xuống lòng bàn chân và các ngón chân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức ở cột sống lưng hoặc dọc chân.
- Đau vùng cột sống thắt lưng: Đây là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ kéo dài từ mông ra phía sau chân. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện một số cử động như cúi, gập người. Cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ diễn ra âm ỉ. Trường hợp nặng nhất, đau nhức có thể khiến một bên cơ thể bị ảnh hưởng.
- Tê ngứa, yếu cơ: Cảm giác tê ngứa và yếu cơ chân tay khiến người bệnh khó khăn trong quá trình di chuyển và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh là:
- Thoát vị đĩa đệm: Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau là thoát vị đĩa đệm. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn. Lý giải cho nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết, nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó dẫn đến các tổn thương.
- Một số loại bệnh về xương khớp khác: Ngoài thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có thể gây ra bệnh. Nguy cơ của người bệnh thấp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Chấn thương vùng thắt lưng trở xuống: Các chấn thương tại khu vực thắt lưng trở xuống nếu không được điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến đau dây thần tọa. Ở các vị trí chấn thương khác người bệnh cũng có thể bị bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn.
- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: Đứng quá nhiều, ngồi quá nhiều, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Nguyên nhân do tuổi tác: Quá trình lão hóa là điều không ai có thể tránh khỏi. Tuổi tác càng cao, cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần.
- Lao động nặng: Thường xuyên phải làm các công việc liên quan đến khuân vác nặng làm dây thần kinh tọa bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến đau dây thần kinh tọa.