VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA
Chứng đau thần kinh tọa có thể bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt bệnh khá phổ biến ở những người ở độ tuổi lao động thanh niên nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Vì ở độ tuổi này thanh niên chủ quan đến sức khỏe của mình. Họ nghĩ mình còn trẻ, lại có sức khỏe và là lao động chính trong gia đình nên cố gắng lao động để lo cho gia đình. Như nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu trong 1 thời gian dài hoặc tư thế làm việc gò bó dễ làm cho các nhóm cơ vùng lưng bị yếu gặp tư thế sai, làm việc gắng sức hay thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Những người lao động chân tay nặng nhọc. như cúi hoặc khiêng nặng sai tư thế. Công nhân bốc vác, chấn thương thể thao như cử tạ, đá banh, múa bale những trường hợp bệnh nhẹ thì người bệnh vẫn có thể đi làm được nhưng càng đi nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều bệnh tiến triển nặng hơn.
VẬY ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ ?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc sau đây tôi sẽ giải thích cho chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to, được xem là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, hợp thành bởi các rễ thần kinh trải dài từ vùng lưng dưới lan ra 2 mông chạy xuống mặt sau hoặc mặt ngoài của 2 đùi -2 cẳng chân và đến các ngón chân, bàn chân.điều phối hoạt động của 2 chân.
Đau thần kinh tọa là tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương.tùy vào vị trí tổn thương ở rễ thần kinh L5 hay S1
-Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì người bệnh có hiện tượng đau dọc từ lưng lan ra mông xuống mặt ngoài đùi- mặt ngoài cẳng chân đến tận ngón chân út.
– Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì người bệnh đau phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp chân tới ngón cái.
Nếu đau thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối
Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân
Nguyên nhân chính là do tổn thương vùng cột sống thắt lưng mới gây ra những cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống mông và đến chân khiến mọi hoạt động của người bệnh trở nên hết sức khó khăn.có một số người thường nghĩ nhầm bệnh đau thần kinh tọa là do chính từ đau chân mà ra.
Đây là hình ảnh đường đi của dây thần kinh tọa
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO LÀM CHO DÂY THẦN KINH TỌA BỊ CHÈN ÉP?
Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng mà tôi đã trình bày ở phần trên) trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng gây đâm mọc các chồi gai (hay còn gọi là gai cột sống) dẫn tới hẹp ống sống thắt lưng…
– Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm cột sống đinh khớp, lao cột sống, u đa tủy, chấn thương, tình trạng mang thai…
1.THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM:(về phần cấu tạo của đĩa đệm tôi đã trình bày rõ ở bài viết điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng VẬT LÝ TRỊ LIỆU Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 đốt sống có lớp bao xơ bao bọc nhân nhày ở trung tâm nhờ tính đàn hồi đĩa đệm làm nhiệm vụ như 1 bộ phận giảm sốc bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Chính vì vậy những cử động cúi gập hoặc ưỡn lưng quá mức ở 1 tư thế khá lâu và thường xuyên dễ làm cho đĩa đệm gánh chịu lực tác động lớn lâu dần, nên đĩa đệm mau chóng thoái hóa,bao xơ bao bọc nhân nhầy trở nên khô, cứng dễ giòn và nứt rách sau một vận động gắng sức sai tư thế tác động vào cột sống thắt lưng làm cho bao xơ vốn đã nứt và rách sẽ mở đường cho nhân nhày phía trong theo đó thoát ra ngoài khỏi vị trí của nó được gọi là thoát vị đĩa đệm, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí vốn có, giữa các đốt sống.
Nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống sẽ gây ra hội chứng tủy sống.
Nếu khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh sẽ gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh.
Ở người trẻ đang độ tuổi lao động, thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân,sau đá banh,đánh tennis,tập tạ…) gây đau vùng thắt lưng cấp tính. Ở người lớn tuổi, do quá trình thoái hoá đốt sống,đĩa đệm,hệ thống dây chằng là nguyên nhân hay gặp gây đau thắt lưng lan ra mông xuống chân mạn tính và tái phát. Ở người béo phì nguy cơ bị nhiều hơn do cột sống là trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể mà người béo phì sức nặng đè ép lên toàn bộ cột sống gây nên tình trạng quá tải. Có khi tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như lái xe đường dài, tư thế xấu (như lệch người sang một bên hay cúi ra trước) trong thời gian dài.
2.THOÁI HÓA CỘT SỐNG:
Thông thường độ tuổi trung bình bị thoái hóa khớp cột sống thắt lưng là gần 50 tuổi trớ lên do quá trình tạo xương ít hơn quá trình hủy xương dẫn đến loãng xương. Hoặc tế bào sụn ở vùng cột sống theo thời gian lâu ngày khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào của sụn này bị giảm dần cho đến khi hết hẳn, kèm theo đó là sụn kém chất lượng, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm dẫn tới quá trình thoái hóa của xương.
Tuy nhiên, hiện nay bệnh thoái hóa cột sống có xu hướng “trẻ hóa” đặc biệt là dân văn phòng, nhiều người chỉ mới 35 tuổi, thậm chí chưa đến 30 tuổi đã có những dấu hiệu của căn bệnh này. Ở những người trẻ tuổi mà đã bị thoái hóa là do họ để cho cột sống gánh chịu sức nặng quá mức lâu ngày như: Công nhân bóc vác, thợ xây nhà… hoặc băt cột sống thắt lưng làm việc liên tục như :nhân viên văn phòng,tài xế lái xe…
Thoái hóa cột sống không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc, nếu để lâu không điều trị có thể gây yếu liệt 2 chân, đi đứng khó khăn.
GAI CỘT SỐNG:
– Thường là bệnh mạn tính do thoái hóa cột sống lâu ngày không điều trị hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới mọc chồi gai ở thân đốt sống: Thực thực tế gai cột sống chỉ là những mỏm xương tròn hoặc chỉ là một phần nhỏ vài milimet nhô lồi lên ở các khớp, xương, đĩa sụn khu vực đốt sống, thường gai đốt sống mọc ở phía trước và mặt bên không ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, bản thân những gai xương mọc ra ở vị trí này nó không gây đau, nhưng cũng có khi gai mọc ở phía sau gây hẹp lỗ liên hợp dẫn tới chèn ép dây thần kinh tọa.
-Vì vậy đa số cơ thể người lớn tuổi đều có gai cột sống nhưng chỉ những gai nào gây đau mới cần phải điều trị.
Hình ảnh gai xương mọc ở phía trước cột sống
Hình ảnh gai xương mọc phía sau gây hẹp ống sống hình ảnh cột sống binhfn thường
chèn ép dây thần kinh
TRƯỢT ĐỐT SỐNG:
Là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước so với đốt sống dưới do bẩm sinh hay chấn thương. Trượt đốt sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng do sự mất vững của cột sống thắt lưng, bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Cột sống được chia thành 2 cột: Cột trước và cột sau
Cột trước: Bao gồm đĩa đệm, thân đốt sống, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau cột sống
Cột sau: Bao gồm phần còn lại tính từ dây chằng dọc sau cột sống.
Dưới tác động của lực theo trục dọc cơ thể, cột trụ sau sẽ chịu lực khoảng 20% và cột trụ trước chịu lực khoảng 80%. Tuy chỉ chịu 20% lực nhưng là lực căng giãn, được đối kháng bởi các thành phần khớp và dây chằng tạo thành lực căng giãn và giằng xé theo bình diện ngang nên thành phần chịu lực chủ yếu là cấu trúc khớp và eo cung đốt sống.
Trượt đốt sống hay kèm với thoái hoá cột sống, tổn thương các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng và nặng có thể có hội chứng đuôi ngựa.tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng đau lan xuống 2 chân, đi lại khó khăn.
Hình ảnh trượt đốt sống l5 ra trước.
VIÊM CỘT SỐNG:
Viêm cột sống: Viêm cột sống thường gặp ở những người lớn tuổi,người bệnh cảm thấy đau nhiều vùng thắt lưng có đặc điểm tăng lên khi vận động,giảm khi nghỉ ngơi. Khớp là đầu nối giữa 2 xương, đĩa đệm là phần sụn ở giữa đươc bôi trơn bởi chất hoạt dịch.thông thường cột sống vẫn cọ xát nhau nhưng vẫn hoạt động trơn tru. Nhưng khi bắt đầu cột sống bị thoái hóa hoặc cơ thể chịu sức nặng lâu ngày thì sụn bắt đầu rách và hư mòn lúc này các khớp cọ xát với nhau nhiều hơn ít trơn tru sụn bị bào mòn, gây nên tình trạng viêm khớp,đốt sống bắt đầu mọc gai xương đâm vào rễ thần kinh, nặng có thể chèn ép dây thần kinh tọa.
.
Hình ảnh cột sống bình thường hình ảnh cột sống bị viêm
CHẤN THƯƠNG:
Do té, ngã,tai nạn giao thông,tai nạn lao động, dẫn tới gãy xương đốt sống, gãy xương chậu, dãn hoặc đứt dây chằng bám quanh đốt sống, nhân nhày đĩa đệm theo đó thoát ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh tọa. Và nhiều nguyên nhân khác như:lao cột sống,bệnh lý U đa tủy….
Ở người trẻ đang độ tuổi lao động, thoát vị đĩa đệm thường gặp cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân,sau đá banh, đánh tennis,tập tạ,…) gây đau vùng thắt lưng cấp tính. Ở người lớn tuổi,do quá trình thoái hoá đốt sống, đĩa đệm, hệ thống dây chằng là nguyên nhân hay gặp gây đau thắt lưng lan ra mông xuống chân mạn tính và tái phát. Ở người béo phì nguy cơ bị nhiều hơn do cột sống là trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể mà người béo phì sức nặng đè ép lên toàn bộ cột sống gây nên tình trạng quá tải. Có khi tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như lái xe đường dài, tư thế xấu (như lệch người sang một bên ha y cúi ra trước) trong thời gian dài.
SAU ĐÂY LÀ MỘT TRONG CÁC DẤU HIỆU ĐỂ CHÚNG TA NHẬN BIẾT MÌNH CÓ BỊ ĐAU THẦN KINH TỌA HAY KHÔNG?
Thông thường, khi bị đau thần kinh tọa người bệnh sẽ có một số triệu chứng như sau:
– người bệnh cảm thấy đau nhói vùng thắt lưng mỗi khi ho, cười hay hắt hơi.đôi khi chỉ cần dịch chuyển hoặc cử động một chút cũng thấy đau, phần cơ bám quanh cột sống bị co thắt,cứng cơ, cơn đau cũng có khi hơi lệch qua 1 bên lâu dần dễ dân tới vẹo cột sống. Có cảm giác đau từ lưng lan sang một hoặc 2 bên mông, đau lan xuống đùi, xuống tận gót chân, nhưng đôi khi cơn đau cũng có khi đau từ bắp chân xuống bàn chân,hoặc lưng không đau mà đau mông lan xuống mặt trước hoặc sau vùng đùi.nếu nặng hơn bệnh nhân không thấy đau nữa mà chuyển sang tê nhiều từ lưng xuống chân. đây là tình trạng nặng , cảm giác bị giảm, teo cơ,cứng khớp,đi lại tê nhiều 2 chân ,không đi đoạn đường xa,càng đi càng đau,đi lại khó khăn. nếu nặng có thể dẫn đến tiêu tiểu mất tự chủ gây tàn phế suốt đời.
Hướng điều trị:
Khi có các dấu hiêu trên chúng ta nên đi khám sớm để có hướng điều trị tốt hơn,đến các phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng – vật lý trị liệu để bác sỹ thăm khám và cho chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI. Sau khi có kết luận từ MRI chúng ta đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì cần phải điều trị đau thần kinh tọa càng sớm càng tốt (thường đĩa đệm hay bị nhất là L4L5,L5S1 ) Lúc này bệnh nhân có 2 hướng để điều trị.
1.phẩu thuật
tỷ lệ thành công 5:5 có nghĩa là sau phẩu thuật có bệnh nhân khỏi hoàn toàn nhưng cũng những bệnh nhân đau lại sau phẩu thuật,chụp lại cộng hưởng từ MRI sau tái khám đĩa đệm hoát vị đã mổ bị thoát ra lại. Có những trường hợp mà tôi đã từng gặp mổ đi mổ lại 2 đến 3 lần bởi vậy bệnh nhẹ không nên phẩu thuật mà nên điều trị bảo tồn. Khi nào bệnh lý nặng như: Chèn ép tủy, tiêu tiểu không tự chủ, chấn thương cột sống, yếu dần tứ chi rối loạn vận động, rối loạn cảm giác mới phẫu thuật.
2.điều trị bảo tồn dùng thuốc kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu:
khi chúng ta đã quyết định chọn Phương pháp vật lý trị liệu thì cần phải kiên trì và sắp xếp thời gian hợp lý do vật lý trị liệu có nhiều máy móc, nhiều phương pháp tác động lên từng thân đốt sống.
-phương pháp nhiệt nóng:
-máy sóng ngắn: có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu.
-chiếu đèn hồng ngoại hoặc ủ sáp paraffin: Có tác dụng tạo nhiệt nóng ở phía nông. Giúp tăng cường chuyển hóa chống viêm, giảm đau, chống phù nề, giảm co thắt cơ làm mềm cơ vùng cột sống thắt lưng và 2 chân…
Chạy điện: Dùng xung điện để kích thích thần kinh cơ
Sóng siêu âm: Giúp giảm co thắt cơ,giảm đau ,làm mềm mô sẹo.
Máy Kéo dãn cột sống thắt lưng: Bằng hệ thống máy kéo tự động rất hiệu quả cho bệnh nhân. Vì khi kéo dựa vào số cân nặng của người bệnh mà có lực kéo phù hợp kéo giãn khớp lien đốt sống được rộng ra khoảng 2mm làm giảm áp lực nội khớp tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm giải ép, làm căng hệ thống dây chằng bao quanh khớp tạo điều kiện cho nhân nhày đĩa đệm bị lồi dịch chuyển hướng tâm về lại vị trí ban đầu. Tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong lòng đĩa đệm .
Máy nén ép trị liệu: Bao gồm những túi khí được sử dụng để tạo áp lực truyền từ máy nén khí giúp xoa bóp lên lưng và 2 chân. Túi khí phồng, xẹp liên tục giúp cho việc thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết rất hiệu quả
Túi khí nén tác động lên những nhóm cơ xóa tan căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể khoan khoái, dễ chịu, cho bạn giấc ngủ ngon…
bao gồm những túi khí được sử dụng để tạo áp lực truyền từ máy nén khí giúp xoa bóp lên vùng eo, tay hoặc chân. Túi khí phồng, xẹp liên tục giúp cho việc thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết rất hiệu quả. Với những tác động của khí nén được xoa bóp liên tục lên các phần cơ, khớp, các huyệt đạo vùng tổn thương.
CÁC KỸ THUẬT BẰNG TAY KTV:
Mô mềm trị liệu:phương pháp này giúp nhóm cơ vùng cột sống thắt lưng mềm mại (giảm co thắt cơ), cơ được thư giãn,gia tăng tuần hoàn, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết, giảm đau.
Di động đốt sống thắt lưng: Đây là phương pháp kỹ thuật cao nhưng những trường hợp đau cấp, hoặc các bệnh lý chèn ép tủy không được áp dụng. Phương pháp này gần giống như kéo dãn cột sống bằng máy nhưng đây chính ktv dùng tay kéo cột sống cổ ra ở tư thế bệnh nhân được thư giãn,giúp cho khớp giữa 2 đốt sống được bôi trơn ,gia tăng tuần hoàn tại chỗ, tạo thuận cho nhân nhày đĩa đệm trở về vị trí ban đầu.
Còn nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác giúp bệnh nhân thuận tiện trong việc điều trị để đem lại kết quả mỹ mãn hơn cho người bệnh. Đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị bảo tồn bằng phương pháp Vật lý trị liệu sẽ phục hồi tư 80- 90% sau 4 – 6 tuần trị liệu tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Thoát vị đĩa điệm cột sống thắt lưng có thể biến người khỏe mạnh thành người tàn phế suốt đời nếu như không được điều trị kịp thời. Vì những mối nguy hại trên chúng ta hãy đi khám và điều trị bệnh sớm giúp bệnh mau chóng phục hồi để tránh những biến chứng không đáng tiếc xẩy ra. Để càng lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách(đắp lá cây, đắp thuốc, cấy chỉ, uống thuốc nam…..) tạo điều kiện cho bệnh tiến triến nặng hơn, thời gian điều trị dài hơn, tốt nhiều tiền mà tật lại mang. Bài viết phần cấu tạo của đĩa đệm ở trên tôi đã viết rất rõ bình thường đĩa đệm nằm ở giữa 2 khe đốt sống, khi bao xơ bị rách nhân nhày thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh thì làm thế nào mà đắp lá hay uống thuốc nam nhân nhày chui vào lại bên trong hay không hay chỉ có kéo giãn các đốt sống hoặc di động đốt sống và một số các phương pháp vật lý trị liệu khác mới kéo tách 2 đốt sống ra tạo thuận cho đĩa đệm trở về vị trí ban đầu mà bệnh nhân không cần phải đụng tới dao kéo phẩu thuật.
Bản quyền: Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng NGỌC ĐỨC