Vẹo cột sống, vẹo cổ do u cơ ức đòn chủm

Vẹo cột sống, vẹo cổ do u cơ ức đòn chủm

Cong vẹo cột sống là tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo (xoay) của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Cong vẹo cột sống có thể xảy ra đơn thuần  hoặc phối hợp với các biến dạng khác của cột sống là gù ở vùng ngực hoặc ưỡn ở vùng thắt lưng.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc chẩn đoán

– Hỏi bệnh: phát hiện cong vẹo cột sống từ bao giờ? đã điều trị những gì? ở đâu? Thói quen sinh hoạt, học tập, các bệnh lý liên quan…

– Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

+ Cột sống cong vẹo sang phía bên hoặc ưỡn ra trước, gù ra sau so với trục giải phẫu của cột sống, có thể là một đường cong hoặc hai đường cong.
+ Xương bả vai 2 bên không cân đối.
+ Xuất hiện những ụ gồ ở vùng lưng, mà đỉnh các ụ gồ đó thường trùng  với chỗ cong vẹo nhất của cột sống, thường thấy rõ nhất khi yêu cầu bệnh nhân đứng cúi lưng.
+ Đối diện với bên xuất hiện ụ gồ thường là vùng lõm, đây là hậu quả của tình trạng xoay của các thân đốt sống.
+ Hai vai mất cân xứng với đặc điểm một bên nhô cao và thường ngắn hơn bên đối diện do tình trạng co kéo của các nhóm cơ vùng lưng.
+ Khung chậu bị nghiêng lệch và cũng bị xoay.
+ Trên thân mình có thể xuật hiện những đám da đổi màu (màu bã cà phê)
+ Vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng có thể xuất hiện những đám lông
+ Có thể phát hiện thấy tình trạng chênh lệch chiều dài hai chân hoặc các dị tật khác của hệ vận động.
+ Thử cơ bằng tay: Phát hiện các cơ liệt.
+ Nghiệm pháp quả rọi: Thả quả rọi mà mốc là gai sau của đốt sống C7 sẽ phát hiện rõ độ cong của cột sống và xác định được vị trí đỉnh đường cong.
+ Đo bằng thước Scoliometer tại vị trí đỉnh đường cong.

– Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:
+ Chụp phim X quang cột sống thẳng và nghiêng: Để đánh giá độ cong vẹo cột sống, ngoài ra còn giúp đánh giá tuổi xương và các dị tật bẩm sinh vùng cột sống.

Trên phim thẳng: Đo góc COBB Cách đo: Xác định đoạn cong, xác định đốt sống đầu tiên và cuối cùng của đoạn cong.  Kẻ đường thẳng qua bờ trên của đốt sống trên và bờ dưới của đốt sống dưới. Kẻ hai đường vuông góc với hai dường thẳng trên. Đo góc tạo bởi hai đường vuông góc

+ Chụp X quang khớp háng hoặc các thân xương khi thấy có sự chênh lệch chiều dài chi và biến dạng tại các khớp.
+ Chụp cắt lớp vi tính điện toán khi nghi ngờ có sự chèn ép thân đốt sống hoặc đĩa đệm.
+ Chụp cộng hưởng từ khi nghi ngờ có khối chèn ép tuỷ.
+ Các xét nghiệm hỗ trợ khác như điện cơ đồ, men cơ, sinh thiết, công thức máu, lắng máu, Mantour…  khi có nghi ngờ (theo nguyên nhân)

2. Chẩn đoán xác định: Lâm sàng và  dấu hiệu Xq (góc Cobb)

3. Chẩn đoán phân biệt

– Phân biệt với gù cột sống ngực ( hyper Kyphosis) thường gặp trong lao cột sống.
– Phân biệt với ưỡn cột sống vùng thắt lưng ( hyper Lordosis)

4. Chẩn đoán nguyên nhân

– Cong vẹo cột sống tự phát là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 80%), còn gọi là cong vẹo cột sống vô căn (idiopathic scoliosis)
– Bẩm sinh: Mất nửa đốt sống, xẹp đốt sống.
– Mắc phải: Do tư thế ngồi sai, u xơ thần kinh, di chứng bại liệt, di chứng lao cột sống, bệnh cơ – thần kinh, bệnh đường hô hấp (tràn dịch, dầy dính màng phổi)…

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.
– Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân hoặc bệnh nhân tập luyện tại nhà.
– Khám thường quy sau 3, 6 tháng/lần.

* Mục tiêu:  

– Nắn sửa các biến dạng vùng cột sống, khung chậu, lồng ngực…
– Duy trì và tăng cường tầm vận động và khả năng vận động của cột sống.
– Phòng ngừa sự phát triển  của các biến dạng.
– Phòng ngừa các bệnh thứ phát của hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tim mạch…

Bản quyền: Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng NGỌC ĐỨC

Scroll to Top