Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng

Những người mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh đều quan tâm đến các dấu hiệu của chứng thoái hóa cột sống lưng. Đây là cách để phán đoán khi nào bệnh thoái hóa cột sống lưng xuất hiện. Triệu chứng của bệnh không thể hiện rõ ràng.

Bệnh thường xuất hiện do tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau. Đa số người bị thoái hóa cột sống do nguyên nhân tuổi tác sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.

Ngược lại một số người lại có các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng trong suốt một thời gian. Dấu hiệu xuất hiện liên tục, bất ngờ xuất hiện, xuất hiện khi di chuyển đột ngột. Các triệu chứng tăng dần lên theo thời gian. Triệu chứng là những cơn đau nhẹ hoặc cứng khớp khi không cử động hoặc hạn chế vận động. Điển hình như khi ngồi quá nhiều hoặc ngủ dậy.

Bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

-Tình trạng yếu tay chân,

-Khả năng phối hợp giữa tay và chân kém

-Xuất hiện những cơn co thắt cơ bắp

-Đau cơ bắp

-Đau đầu

-Đi lại khó khăn do mất thăng bằng,

-Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng

Như đã nêu, nhiều người không xuất hiện triệu chứng dù đã bị thoái hóa cột sống lưng. Vậy phải làm thế nào để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể? Những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc cao nên định kỳ khám để sớm phát hiện bệnh. Phương pháp phổ biến nhất là chụp X quang.

Các bác sĩ sẽ dựa theo tiền sử bệnh để thực hiện kiểm tra thể chất. Những cơn đau hoặc cử động khó khăn vùng lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Các triệu chứng sẽ hỗ trợ xác định người bệnh có bị thoái hóa cột sống hay không. Điển hình như dây thần kinh vận động yếu, mất cảm giác hoặc thay đổi phản xạ. Khi đó người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm:

Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa cột sống lưng mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau

– Chụp X quang để có hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trực quan. Phương pháp này sẽ kiểm tra tình trạng xương, đĩa đệm và sụn có bị tổn thương hay không. Thông thường nếu tổn thương sớm ở sụn thì tia X sẽ không phát hiện được.

– Xét nghiệm máu để loại trừ các căn bệnh khác gây ra triệu chứng tương tự.

– Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI xác định tổn thương có thể xảy ra ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm khu vực cột sống lưng.

Hệ luỵ bệnh thoái hóa cột sống lưng

Đa số người bệnh đều thắc mắc thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không. Thực tế căn bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên xương bị thoái hóa sẽ gây ra nhiều biến chứng quan hệ trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều này thể hiện thông qua một số hậu quả mà người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời.

-Hậu quả trong sinh hoạt:

Đa số người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng đều sẽ chịu ảnh hưởng trong sinh hoạt. Đặc biệt là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Căn bệnh này sẽ làm cứng khớp, sưng đau vùng khớp tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện khi người bệnh di chuyển đột ngột.

Bên cạnh đó triệu chứng cứng khớp còn gây hạn chế vận động. Những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ khó quay, cúi gập người hoặc đứng lên ngồi xuống. Các hoạt động này đều khiến người bệnh thực hiện rất khó khăn và gây đau đớn khi cử động.

-Nguy cơ bại liệt:

Bệnh thoái hóa cột sống lưng cần điều trị sớm. Nếu bệnh chuyển sang các giai đoạn sau thì có thể khiến xương chèn lên dây thần kinh. Dấu hiệu đầu tiên là tình trạng tê tay với thoái hóa cột sống vùng lưng hoặc tê chân với thoái hóa cột sống thắt lưng.

Lâu dần dấu hiệu này sẽ trở nên nặng hơn gây bại liệt. Người bệnh có thể sẽ mất khả năng lao động hoặc tàn phế. Trong nhiều trường hợp bệnh có thể chèn lên các dây thần kinh quan trọng và gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên tỷ lệ nguy hiểm đến tính mạng không cao.

-Biến chứng thoát vị đĩa đệm:

Thoái hóa cột sống lưng có thể biến chứng thành thoát vị đĩa đệm. Biến chứng xuất hiện ngay khi có một tác nhân đủ mạnh làm cho đĩa đệm bị chèn ép và thoát khỏi vị trí vốn có. Tác nhân ấy có thể đơn giản là việc mang vác nặng, vận động quá sức, cúi gập người đột ngột…

Khi đó thoái hóa cột sống lưng có thể chuyển thành các vị đĩa đệm. Đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép lên ống sống hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng xuất hiện thường là các cơn đau, tê mỏi, khó tự động. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, teo cơ. Thậm chí cuối cùng người bệnh có thể bị tàn phế.

– Biến chứng rối loạn tiền đình:

Thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị cần tiến hành nếu không người bệnh sẽ bị biến chứng rối loạn tiền đình. Thoái hóa sẽ gây tổn thương lỗ tiến hợp. Từ đó gây chèn ép mạch máu tạo ra chứng rối loạn tiền đình. Biểu hiện của người bệnh là cảm giác mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, chán ăn.

Những người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng chóng mặt. Đây là nguyên nhân tạo ra tai nạn khi di chuyển. Đặc biệt là khi di chuyển ở những nơi cao như cầu thang, trèo cây, đứng ban công…

-Biến chứng một số bệnh khác:

Thoái hóa cột sống lưng còn có thể gây biến chứng thành một số bệnh khác liên quan đến xương sống. Phổ biến nhất là gai cột sống, gù lưng, đau dây thần kinh tọa, biến dạng cột sống…Tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.

Điều trị thoái hóa cột sống lưng

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng mà cách điều trị sẽ khác nhau. Nhiều người có thể xuất hiện triệu chứng tương tự nhưng chưa chắc đã bị bệnh thoái hóa cột sống. Vì vậy người bệnh trước hết nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và xác định tình trạng bệnh.

Trong trường hợp mắc thoái hóa cột sống lưng thì có thể áp dụng phương pháp dùng thuốc, bảo tồn hoặc phẫu thuật. Phương pháp được tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự phù hợp với sức khỏe. Hiện nay có một số phương pháp nào được áp dụng trong điều trị bao gồm:

Phương pháp dùng thuốc giảm đau

Phương pháp dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ trong trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng nặng. Bản thân thuốc giảm đau sử dụng cũng được phân cấp theo tình trạng cơn đau từ nhẹ đến nặng.

Những người thoái hóa do viêm khớp tạo ra các cơn đau từ nhẹ đến trung bình sẽ sử dụng Paracetamol. Paracetamol đã được chứng minh có hiệu quả nhất định đối với những người bị chứng bệnh này. Tuy nhiên nếu sử dụng liều cao hơn khuyến cáo thì thuốc có thể gây ra tổn thương gan.

Người bệnh có cơn đau nặng hơn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen natri. Liều lượng sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau xương khớp. Thuốc chống viêm không steroid được chứng minh có hiệu quả hơn so với paracetamol. Thuốc còn có tác dụng chống viêm.

Nếu thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị bằng hai loại thuốc trên không hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc. Một số loại thuốc giảm đau như corticoid sẽ được tiêm vào khu vực quanh cột sống. Tuy nhiên phương pháp này không đem đến lợi ích lâu dài.

Về cơ bản thì thuốc uống giảm đau chỉ có tác dụng nhất thời để giảm triệu chứng. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi để xoa bóp tại khu vực cột sống lưng. Các loại kem bôi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau từ thoái hóa cột sống lưng.

Phương pháp thay thế không dùng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương thức tạm thời không thể điều trị tận gốc bệnh. Đa số bác sĩ sẽ khuyên người bệnh sử dụng một số phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc. Tức là các phương pháp này không sử dụng thuốc mà vẫn có thể kiểm soát tình hình bệnh.

Phương pháp Massage: Phương pháp Massage hay còn gọi là xoa bóp, tẩm quất. Đây là phương thức sử dụng tay, chân hoặc dụng cụ cơ khí hỗ trợ. Mục đích nhằm dịch chuyển, tăng dụng rộng cơ, xương của cơn người. Các động tác phổ biến của massage là bấm chặt, xoa, vuốt, nhào nặn, đấm vỗ… Qua đó cảm giác đau đớn, tê cứng do bệnh sẽ được giảm bớt.

-Phương pháp châm cứu: Châm cứu là phương pháp cổ truyền đã có từ xa xưa. Các bác sĩ đông y sử dụng thủ thuật chèn kết hợp với dùng châm (kim) để tác động vào huyệt trên cơ thể. Trong đó dùng châm đâm vào huyệt là tác động vật lý. Kích thích các huyệt là tác dụng hóa học.

Sự kết hợp giữa châm và cứu (tác dụng nhiệt) hỗ trợ giảm đau, điều trị bệnh. Bên cạnh phương thức truyền thống là dùng kim thì các bác sĩ đông y còn sử dụng dụng cụ khác. Điển hình như cứu ngải, đèn hồng ngoại, điện cực… Đây đều là các công cụ dùng trong châm cứu.

– Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh: Phương pháp này sẽ tác động lên vị trí xương cột sống bị đau. Theo các nghiên cứu bệnh thoái hóa cột sống lưng chườm nóng sẽ đưa khí nóng vào xua tan hàn khí trong cơ thể. Ngược lại chườm lạnh có tác dụng giảm sưng đau tức thời. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

– Phương pháp kích điện: Kích điện qua da TENS sẽ sử dụng xung điện. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị nhỏ có thể tạo ra xung điện ở mức cơ thể chấp nhận được. Các xung điện sẽ tác động vào khu vực bị tổn thương để giảm triệu chứng đau đớn.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống: Áp dụng với những người cột sống đã bị tổn thương. Tức là người bệnh đã có dấu hiệu bị cong, gù, vẹo cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh để hỗ trợ giảm đau cột sống, đưa cột sống về đúng vị trí.

– Tắm suối khoáng: Giúp thải độc, thư giản để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giảm đi nhanh hơn.

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống khác nhau mà không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, giống với phương thức dùng thuốc, các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ. Người bệnh sẽ giảm triệu chứng khi sử dụng đúng phương pháp. Tốt nhất người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phương pháp phẫu thuật

Thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc chỉ có tác dụng với bệnh thoái hóa cột sống thể nhẹ và trung bình. Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa cột sống lưng thể nặng thì sẽ không hiệu quả. Đặc biệt là những biến chứng thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, biến dạng cột sống…

Trong những trường hợp đó người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật. Cụ thể thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định rõ hơn. Đối tượng thường là người bị thoái hóa cột sống lưng triệu chứng nặng và đã điều trị kéo dài không đỡ. Trường hợp cần phong bế dây thần kinh đã bị chèn ép dẫn đến tê liệt, tổn thương cần phẫu thuật sớm nhất có thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang