Kỹ thuật chẩn đoán đau thần kinh tọa

Kỹ thuật chẩn đoán đau thần kinh tọa

Kỹ thuật chẩn đoán đau thần kinh tọa

Kỹ thuật chẩn đoán đau thần kinh tọa. Những bất thường cấu trúc gây ra đau thần kinh tọa (bao gồm hẹp ống sống) được chẩn đoán chính xác nhất bằng MRI hoặc CT. Điện chẩn đoán có thể khẳng định, đánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh và có thể loại trừ các bệnh giống đau thần kinh tọa, như bệnh lý đa dây thần kinh

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.

Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau thần kinh kinh tọa (chiếm 80% các trường hợp). Theo đó, khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau buốt. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống.

Các yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi tác: Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa ở độ tuổi từ 30 đến 50.
  • Trọng lượng: Tăng cân có thể gây áp lực lên cột sống của bạn, điều này có nghĩa là bạn dễ bị đau thần kinh tọa khi mang thai hoặc bị thừa cân béo phì.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh, từ đó gây ra đau thần kinh tọa.
  • Tính chất công việc khiến bạn phải khiêng nhấc vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu ở một tư thế cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm và gây ra đau thần kinh tọa.

3. Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.

Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.

Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.

4. Cách phân biệt đau thần kinh tọa với bệnh lý khác

Các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm và hội chứng cơ hình lê. Điều này có thể khiến chẩn đoán sai dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Vậy điểm khác biệt giữa thoát vị đĩa đệm, hội chứng cơ hình lê và đau thần kinh tọa là gì?

4.1. Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc các bệnh lý khác. Người bệnh có thể cùng lúc mắc phải cả hai tình trạng thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, cơn đau của 2 bệnh lý này có một số điểm khác biệt như:

  • Cơn đau thần kinh tọa xuất hiện theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân, kèm theo biểu hiện nóng rát kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau do thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở vùng thắt lưng ở cả hai bên cơ thể. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng và tăng dần khi gắng sức.

4.2. Phân biệt đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê

Cơn đau của đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê đều chạy dọc từ thắt lưng, lan xuống mông, bàn chân và ngón chân, gây tê nhức, ngứa ran một bên cơ thể. Tuy nhiên:

  • Cơn đau thần kinh tọa thường dữ dội hơn cơn đau do hội chứng cơ hình lê, ảnh hưởng đến hoạt động và di chuyển của người bệnh.
  • Cơn đau của hội chứng cơ hình lê thường không xuất hiện ở mặt ngoài đùi. Ngoài ra, cơn đau của hội chứng này có thể giảm đi khi người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài do tư thế này giúp giảm sự bó chặt ở cơ hình lê.

5. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng nguyên nhân và đúng phương pháp. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến bác sĩ để kiểm tra và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

6. Các kỹ thuật chẩn đoán đau thần kinh tọa

6.1. Thăm khám với bác sĩ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng gần đây của bạn để sàng lọc các nguy cơ. Điều này giúp bác sĩ quyết định có cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định tình trạng bệnh lý chính xác hơn.

6.2. Kiểm tra khả năng vận động

Phương pháp kiểm tra này giúp xác định mức độ, vị trí và nguyên nhân khiến bạn bị đau. Các động tác kiểm tra có thể bao gồm:

  • Đi kiễng gót chân để kiểm tra sức mạnh của cơ bắp chân.
  • Nâng chân thẳng để xác định chính xác các dây thần kinh bị ảnh hưởng và xác định xem bạn có gặp vấn đề về đĩa đệm hay không.
  • Các động tác kéo căng và chuyển động khác để xác định cơn đau và kiểm tra độ linh hoạt và sức mạnh của cơ.

6.3. Chẩn đoán hình ảnh

Để tăng mức độ tin cậy, nhất là với trường hợp đau thần kinh tọa mãn tính, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thêm các kiểm tra hình ảnh như:

  • Chụp X-quang cột sống để kiểm tra vị trí của các đốt sống, gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để xem hình ảnh chi tiết của đĩa đệm và các mô mềm bao quanh cột sống.
  • Điện cơ đồ (EMG) để kiểm tra mức độ di chuyển của các xung điện qua dây thần kinh tọa và phản ứng của các cơ.
  • Chụp tủy đồ để xác định xem đốt sống hoặc đĩa đệm có gây chèn ép tủy, từ đó gây ra cơn đau hay không.

7. Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

7.1. Dùng thuốc

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm để làm giảm các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình chữa đau thần kinh tọa thích hợp.

7.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc xuất hiện các biến chứng như: cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột – bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như gai cột sống, một phần đĩa đệm bị thoát vị, khối u…

7.3. Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi Chiropractic, là phương pháp điều trị không thuốc, không phẫu thuật theo tiêu chuẩn Mỹ. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng tay để đưa các đốt sống về đúng vị trí vốn có và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ đó, áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh sẽ được giải phóng hiệu quả.

7.4. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Điều này giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

7.5. Kết hợp trị liệu thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu đều rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa. Tại Trung Tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng  NGỌC ĐỨC, phương pháp điều trị cho bệnh lý đau thần kinh tọa bao gồm Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu và các thiết bị máy móc hiện đại nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoaTrung Tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng  NGỌC ĐỨC còn sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV… Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự thay đổi sức khỏe tích cực.

8. Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

Trên đây là những điều cần biết về đau thần kinh tọa. Mặc dù là bệnh rất phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống. Thay vào đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của đau dây thần kinh tọa, bạn nên thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để tăng tỉ lệ hồi phục sức khỏe

Người bệnh bị đau thần kinh tọa có thể đến Trung Tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng  NGỌC ĐỨC để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Nội thần kinh được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang