Triệu chứng đau thần kinh tọa là gì
Triệu chứng đau thần kinh tọa là gì. Đau thần kinh tọa điển hình thường là do thoát vị đĩa đệm, gai xương do thoái hóa, hẹp ống sống sống, hoặc hở eo đốt sống. Triệu chứng cố điển là đau rát, xé, dao dâm lan dọc đường đi thần kinh tọa, thường xuống mông và mặt sau đùi tới dưới gối. Có thể mất giảm giác, yếu cơ, phản xạ
Như đã nói, triệu chứng nổi bật nhất của đau dây thần kinh tọa là các cơn đau nhức tại khu vực thần kinh tọa bị tổn thương và xung quanh. Khi gặp phải một hoặc một số triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đau thần kinh tọa ngay. Cụ thể:
- Đau nhức theo đường đi của dây thần kinh tọa: Vị trí tổn thương của dây thần kinh tọa sẽ quyết định biểu hiện đau nhức khác nhau. Trong đó, nếu người bệnh bị tổn thương ở rễ dây thần kinh L4 thì cơn đau sẽ lan xuống khoeo chân. Nếu đau ở rễ dây thần kinh L5, cơn đau sẽ lan xuống lòng bàn chân và các ngón chân. Trong một số trường hợp, người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải tình trạng đau nhức ở cột sống lưng hoặc dọc chân.
- Đau vùng cột sống thắt lưng: Đây là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ kéo dài từ mông ra phía sau chân. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện một số cử động như cúi, gập người. Cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ diễn ra âm ỉ. Trường hợp nặng nhất, đau nhức có thể khiến một bên cơ thể bị ảnh hưởng.
- Tê ngứa, yếu cơ: Cảm giác tê ngứa và yếu cơ chân tay khiến người bệnh đau thần kinh tọa khó khăn trong quá trình di chuyển và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa là:
- Thoát vị đĩa đệm: Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa sẽ cao hơn. Lý giải cho nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết, nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó dẫn đến các tổn thương.
- Một số loại bệnh về xương khớp khác: Ngoài thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có thể gây ra đau thần kinh tọa. Nguy cơ của người bệnh thấp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Chấn thương vùng thắt lưng trở xuống: Các chấn thương tại khu vực thắt lưng trở xuống nếu không được điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến đau dây thần tọa. Ở các vị trí chấn thương khác người bệnh cũng có thể bị đau thần kinh tọa nhưng tỷ lệ thấp hơn.
- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: Đứng quá nhiều, ngồi quá nhiều, thường xuyên đi giày cao gót,… cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
- Nguyên nhân đau thần kinh tọa do tuổi tác: Quá trình lão hóa là điều không ai có thể tránh khỏi. Tuổi tác càng cao, cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tọa.
- Lao động nặng: Thường xuyên phải làm các công việc liên quan đến khuân vác nặng làm dây thần kinh tọa bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Việc chẩn đoán đau dây thần kinh tọa là cần thiết để xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số nghiệm pháp sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi chỉ định thực hiện xét nghiệm, trong đó có thể kể đến như: Nghiệm pháp phản xạ của gân và xương, nghiệm pháp Lasègue, Hiện thống định vị điểm đau Valleix,…
Sau khi thực hiện nghiệm pháp, một số chẩn đoán đau thần kinh tọa cận lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện. Trong đó có thể kể đến là:
- Chụp X-quang: Người bệnh được thực hiện xét nghiệm X-quang vùng cột sống thắt lưng để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra đau thần kinh tọa. Đây cũng là bước quan trọng để bác sĩ loại trừ một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý xương khớp khác như viêm đĩa đệm cột sống hoặc hủy đốt sống do ung thư,…
- MRI: Chụp cộng từ MRI vùng cột sống thắt lưng giúp bác sĩ xác định được vị trí, dạng và mức độ tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra. Các nguyên nhân mà chụp X-quang khó phát hiện có thể được tìm thấy nhờ chụp MRI.
- Chụp CT cắt lớp: Đây là xét nghiệm được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau thần kinh tọa không thể chụp MRI. Tuy phải trả chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả đạt được cũng rất thấp.
- Điện cơ EMG phát hiện và đánh giá tổn thương dây thần kinh. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã thống kê ra, người từ độ tuổi 30 đến 50 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm tuổi. Giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho biết, đa số người trong độ tuổi 30- 50 đều là người trong độ tuổi lao động. Các hoạt động ảnh hưởng đến trực tiếp đến cột sống nhiều hơn nhóm đối tượng khác.
Đối tượng có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa cao là:
- Người thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì tác động trực tiếp đến cột sống của người bệnh. Cột sống người bệnh bị tổn thương gây ra ảnh hưởng gây ra hàng loạt các bệnh lý trong đó có cả đau thần kinh tọa.
- Người hay phải mang vác vật nặng hoặc hay phải xoay lưng: Thường xuyên phải vác hoặc xoay lưng liên tục ảnh hưởng đến vùng cột sống và dây thần kinh tọa vùng dưới thắt lưng.
- Người ít vận động, ngồi liên tục trong thời gian dài: Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa của người lười vận động cao hơn nhiều lần so với người thường xuyên vận động. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
- Người bị đái tháo đường: Nhiều người bệnh đái tháo đường không biết đến thông tin này dẫn đến việc chủ quan trong quá trình điều trị. Các bác sĩ đặc biệt khuyến cáo, nguy cơ tổn hại dây thần kinh của người đái tháo đường cao hơn người bình thường.
Các cách chữa đau thần kinh tọa
Chữa bằng thuốc Tây
Thuốc Tây chữa đau thần kinh tọa không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Đây cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất do hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên những tác dụng phụ mà các loại thuốc Tây chữa đau thần kinh tọa mang lại là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh.
Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định là:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất. Nhờ việc ức chế Cyclooxygenase, các cơn đau thần kinh tọa được giảm đi đáng kể. Tramadol và Aspirin là 2 loại thuốc khác trong nhóm này.
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Loại thuốc này còn có tên gọi khác là NSAIDs. Thường ở mức độ đau nhức nặng kèm viêm nhiễm sẽ được bác sĩ kê sử dụng loại này. Thuốc gây ảnh hưởng đến tim, gan, thận,… nên thường được kê cùng thuốc bảo vệ dạ dày, giảm tiết acid. Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib,… là một số loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs.
- Thuốc giãn cơ: Tolperisone và Eperisone là 2 loại thuốc giãn cơ được bác sĩ nhằm giảm tình trạng co thắt ở cơ. Trong khi Tolperisone tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, hiệu quả điều trị nhanh thì Eperisone lại giúp người bệnh thư giãn cơ vân, cơ trơn mạch máu. Thuốc có thể gây ra cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận nên người bệnh nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
- Opioid: Đây là loại thuốc giảm đau thần kinh tọa gây nghiện nên người bệnh sẽ chỉ sử dụng thuốc trong các trường hợp đau nặng.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bảo tồn được người bác sĩ xương khớp khuyên dùng do an toàn. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống xương khớp sẽ linh hoạt hơn, nhờ vậy các cơn đau nhức sẽ giảm hẳn. Một số liệu pháp thường được áp dụng là:
- Thực hiện massage khu vực đau nhức
- Thực hiện một số bài tập cột sống thắt lưng hoặc cơ lưng từ đó cải thiện sự linh hoạt của cột sống
- Thực hiện một số biện pháp nhằm giải áp lực lên đĩa đệm cột sống
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật
Thông thường, khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt được hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật. Dựa vào tình trạng thực tế, nếu người bệnh gặp phải những biến chứng như thoát vị, trượt đốt sống có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật để ngăn chặn ảnh hưởng.
Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa là
- Thực hiện phẫu thuật nhân đĩa đệm
- Phẫu thuật cắt cung sau của đốt sống
Chữa bằng Đông y
Phương pháp áp dụng các cây thuốc Nam chữa đau thần kinh tọa được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Với một số phương pháp cải tiến, người bệnh không chỉ đẩy lùi được triệu chứng mà hệ thống xương khớp có cơ hội phục hồi, từ đó ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Người bệnh đau thần kinh tọa sẽ được điều trị dựa trên các thể bệnh như phong hàn, thấp nhiệt, huyết ứ,… Nhờ việc kết hợp một số loại thảo dược điều trị có sẵn trong tự nhiên như Hoàng bá, Thiên niên kiện, Bí kỳ nam,… thuốc Đông y đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả, an toàn.