4 bài thuốc cổ truyền điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Cùng với các bệnh xương khớp khác, thoái hóa đốt sống cổ đang trở thành căn bệnh của thời đại. Đặc biệt những khi thời tiết ẩm ương, trái gió trở trời, nhưng cơn đau nhức vai gáy, tê mỏi chân tay được dịp “nổi loạn” hành hạ người bệnh hàng đêm.

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, xoa dịu các cơn đau ngoài việc điều trị bằng Tây y, bạn có thê tham khảo 4 bài thuốc y học cổ truyền được lưu truyền trong dân gian từ nhiều thập kỷ qua.

Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi chép, chứng thoái hóa đốt sống cổ là do bị phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc bị bế tắc gây ra đau nhức, cơ thể cử động khó khăn.

 

4 bài thuốc cổ truyền điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ làm cho khí huyết bị ngưng trệ gây nên thoái hóa đốt sống cổ, tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau.

Bài thuốc 1: Dùng cho người bệnh đầu, gáy, vai, vai lưng đau; váng đầu, chóng mặt, đầu nặng, cơ thể nặng, lưỡi trắng nhạt.
Bài thuốc chủ trị: Cát cánh 6g, phục linh, trần bì, địa long mỗi loại đều 12g, tam thất 3g, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại đều 10g.
Cách sắc thuốc: Lần 1 sắc với 500ml nước, lấy 150ml nước thuốc. Lần 2 sức với 300ml, lấy 100ml nước thuốc. Sau 2 lần sắc, hòa 2 bát thuốc, hãm sôi trở lại. Ngày uống 3 lần khi thuốc còn ấm. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Bài thuốc 2: Dùng cho người có triệu chứng vùng gáy, vai và lưng đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh.
Bài thuốc chủ trị: Cam thảo 6g, cát căn 15g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua mỗi vị đều 9g, tam thất 3g, sinh khương 3 lát, táo 3 quả.
Cách sắc thuốc: Lần 1 sắc với 500ml nước, lấy 150ml nước thuốc. Lần 2 sức với 300ml, lấy 100ml nước thuốc. Sau 2 lần sắc, hòa 2 bát thuốc, hãm sôi trở lại. Ngày uống 3 lần khi thuốc còn ấm. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Bài thuốc 3: Dùng cho người có triệu chứng đau đầu, gáy khó cử động, gáy yếu, tay chân yếu, nhất là ở các đầu ngón tay, vai và tay tê, mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ, tự ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
Bài thuốc chủ trị: Hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, xích thược, bạch thược mỗi loại đều 12g, quế chi, cát căn mỗi loại đều 9g, sinh khương 6g, táo 4 quả.
Cách sắc thuốc: Lần 1 sức với 5 bát nước, sắc lấy 1 bát. Lần 2 sắc với 3 bát nước, còn lại nửa bát. Hòa hai nước và hãm sôi trở lại, chia làm 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Một liệu trình kéo dài 1 tuần.

Bài thuốc 4: Dùng cho người có triệu chứng vùng gáy, vai, lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt, hoa mắt, gò má hay đỏ, ra mồ hôi trộm, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng.
Bài thuốc chủ trị: Đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng mỗi loại đều 9g, ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị đều 12g.
Cách sắc thuốc: Lần 1 sức với 5 bát nước, sắc lấy 1 bát. Lần 2 sắc với 3 bát nước, còn lại nửa bát. Hòa hai nước và hãm sôi trở lại, chia làm 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Một liệu trình kéo dài 1 tuần.

Ngoài ra để quá trình điều trị có hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên kết hợp giữa các bài thuốc dân gian và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày.

Kết hợp giữa làm việc, ăn uống và tập luyện hợp lý. Ngoài ra bạn có thể tham gia tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho quá trình lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể như yoga, dưỡng sinh, đi bộ…

Theo wikisuckhoe

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top