Bệnh gai đôi cột sống s1 và những điều cần biết

Gai đôi cột sống s1 là căn bệnh đang khiến nhiều người phải chịu đựng những cơn đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không ít tới công việc cũng như cuộc sống. Hãy cùng Y khoa Ngọc Đức tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này ngay trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về bệnh gai đôi cột sống s1

Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine đã chỉ ra rằng: “Gai cột sống s1 là một loại bệnh bẩm sinh xảy ra ở cột sống trong quá trình hình thành bào thai. Bởi phần xương sống và ống thần kinh nằm phía trên dây sống không được đóng hoàn toàn. Đây là một bệnh lí không hề đơn giản khiến gần 50% số người bệnh phải từ bỏ công việc của mình để chữa trị vì bị những cơn đau dai dẳng hành hạ.”

Đốt sống S1 chính là vị trí giao thoa giữa vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Vùng đốt sống s1 cũng chính là vùng chủ lực của cả cột sống nên mọi người cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh gai đôi cột sống s1 để có thể sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

Các nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống s1

Mặc dù là một loại bệnh bẩm sinh nhưng lại có khá nhiều nguyên nhân cộng hưởng có thể khiến cho bệnh gai cột sống dễ dàng khởi phát và diễn biến phức tạp. Điển hình như:

Bác sĩ Trung Tâm Y khoa Ngọc Đức đang chuẩn đoán bệnh

Do vấn đề tuổi tác

Theo các chuyên gia trong ngành xương khớp thì tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân đầu tiên được kể đến khiến cho bệnh gai đôi cột sống s1 khởi phát. Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng, khiến cho sụn bị mất nước trầm trọng, một số chất trong sụn cũng bị biến đổi. Chính điều này đã làm cho sụn ở vùng cột sống s1 vốn đã không được bình thường lại trở nên thiếu hụt canxi và dưỡng chất. Dễ làm hình thành các gai xương.

Do các chấn thương

Một số chấn thương khó tránh khỏi trong công việc cũng như cuộc sống, do tai nạn hay chơi thể thao đều có thể là nguyên nhân gây những ảnh hưởng xấu cho hệ thống xương khớp. Đặc biệt là những chấn thương ở vùng lưng sẽ khiến cho vùng cột sống s1 chịu nhiều áp lực. Bởi sau khi bị chấn thương thì những phản ứng của cơ thể trước hiện tượng viêm nhiễm có thể gây ra tình trạng lắng đọng canxi và hình thành những gai xương ở khu vực này.

Một số bệnh lí về xương khớp

Một số bệnh lí về cơ xương khớp mà nhất là bệnh viêm khớp cột sống mãn tính cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra là nguyên nhân khiến cho bệnh gai cột sống s1 có cơ hội khởi phát và trở nên nặng nề. Tất cả là do quá trình viêm nhiễm ở cột sống diễn ra lâu ngày khiến cho phần sụn của cột sống nói chung và cột sống s1 nói riêng bị mài mòn dần. Và cơ chế tự điều chỉnh để khắc phục tình trạng này lại vô tình hình thành những gai xương.

Triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống s1

Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gai đôi cột sống s1 khá giống với một số bệnh lí về cơ xương khớp khác nên người bệnh cần hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn. Hãy nắm bắt một số triệu chứng cơ bản sau đây để sớm phát hiện bệnh.

  • Thắt lưng ở vùng s1 có dấu hiệu đau nhức

Triệu chứng đau nhức là dấu hiệu đầu tiên không buông tha bất cứ đối tượng người bệnh nào khi mắc gai đôi cột sống s1. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ bị đau vùng thắt lưng mà sự đau nhức tập trung nhiều nhất ở khu vực xương cùng.

Các cơn đau khởi phát ở đốt sống s1 sau đó lan dần ra các vùng xương khớp lân cận. Cơn đau càng thêm dữ dội khi người bệnh thực hiện động tác ấn tay vào vùng xương cùng.

  • Đường cong sinh lí của thắt lưng cột sống bị biến đổi

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, bệnh gai đôi cột sông s1 có thể làm mất đường cong sinh lí vốn có của cột sống. Bởi cột sống s1 chính là cầu nối giữa xương cụt và cột sống thắt lưng. Thống kê cho thấy, cứ 10 người bệnh gai đôi đốt sống s1 thì có tới 3 người bệnh bị mất đường cong sinh lí của cột sống gây ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động và làm mất tính thẩm mỹ do tướng đi cũng bị biến dạng.

  • Chức năng vận động bị hạn chế

Bị gai đôi cột sống s1 cùng với việc xuất hiện các cơn đau khiến cho người bệnh e ngại vận động. Bởi việc vận động có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên dữ dội hơn nhiều lần. Ở một số người bệnh, hiện tượng đau nhức còn lan rộng xuống chân khiến cơ khớp chân yếu dần đi và làm cho khả năng đi lại cũng theo đó bị hạn chế. Bệnh nhân bị gai đôi cột sống s1 thường bị hạn chế nhiều nhất trong các hoạt động như cúi, khom người, đứng lâu một chỗ,…

Gai đôi cột sống s1 có nguy hiểm không?

Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh lực cơ xương khớp tại TP.HCM cho biết: “Bệnh gai đôi cột sống s1 là một bệnh lí không hề đơn giản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.”

Khi bệnh còn nhẹ thì người bệnh chỉ phải chịu tác động của những cơn đau nhức gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu bệnh trở nên nặng nề thì người bệnh sẽ phải đố mặt với một số bệnh lí khác nghiêm trọng hơn như:

  • Thoát vị đĩa đệm

Bệnh gai đôi cột sống s1 có thể khiến cho sụn khớp ở vùng s1 bị tổn thương, các bao xơ đĩa đệm dễ bị rách, khi đó các nhân nhầy có thể tràn ra ngoài và xuất hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi vùng cột sống s1 bị thoát vị sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh bị chèn ép nặng nề cộng thêm việc các gai xương phát triển sẽ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau vô cùng dữ đội, khả năng vận động bị đe dọa mạnh.

  • Đau dây thần kinh tọa

Khi bị gai đôi cột sống s1 cũng sẽ khiến cho hệ thống dây thần kinh tọa bị chèn ép và chịu nhiều tổn thương. Điều này chính là tác nhân gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Cơn đau sẽ xuất hiện nhanh và mạnh hơn khi người bệnh khom người, hắt hơi, ho, đau nhiều về đêm. Nếu không được điều trị kịp thời còn dây teo cơ ở vùng mông và đùi, mất hoàn toàn chức năng vận động.

  • Đau dây thần kinh liên sườn

Không chỉ dây thần kinh tọa mà dây thần kinh liên sườn cũng phải chịu những tác động xấu khi người bệnh mắc gai đôi cột sống s1. Khi đó, người bệnh không chỉ đau nhức dữ dội vùng thắt lưng mà còn bị đau tức cả vùng xương ức và ngực, đôi khi còn cảm thấy khó thở.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top