Gai đôi cột sống S2 và phương pháp điều trị

Gai đôi cột sống S2 là gì

Gai đôi cột sống s2 do ống thần kinh, phần xương sống nằm phía trên của dây sống không đóng hoàn toàn trong quá trình hình thành bào thai. Ngoài bẩm sinh thì cũng có trường hợp tuổi trưởng thành do vận động mạnh tạo cơ hội cho bệnh phát tác mới bị gai đôi cột sống.

Gai đôi cột sống  là sự hình thành của các gai xương tại vị trí cột sống xương cùng S2. Khi bị gai đôi cột sống S2 phần tủy sống tại đốt sống S2 không được đóng kín khiến chúng nhô ra ngoài, thoát vị màng tủy gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho  vùng xương cùng.

Chuẩn đoán bệnh gai đôi cột sống s2

Triệu chứng bệnh gai đôi cột sống S2

1. Đau toàn vùng xương cùng.

Đốt sống S2 nằm tại vùng xương cùng nên khi gai cột sống S2 gây đau thì cơn đau sẽ xuất hiện lan đến khắp vùng xương cùng. Triệu chứng đau vùng xương cùng tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có thể đau lan lên vùng thắt lưng hoặc lan xuống toàn vùng mông và ảnh hưởng đến khớp háng.

2. Đau dây thần kinh tọa.

Gai đôi cột sống gây chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh hông to. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh tọa gây đau nhức và tổn thương chi dưới, mông, cẳng và toàn phần đùi. Ngoài ra còn gây ra sự tiểu tiện mất kiểm soát ở bệnh nhân và có nguy cơ gây liệt chi.

3. Mất đường cong sinh lý phía dưới.

Đốt sống S2 nằm ở vùng xương cùng góp phần vào quá trình tái tạo đường cong sinh lý phía dưới. Việc đốt sống này bị gai đôi sẽ ảnh hưởng đến độ cong sinh lý hoặc gây mất đường cong này làm cho phần cơ thể phía dưới không được uyển chuyển, linh hoạt trong các hoạt động liên quan đến phần hông và toàn bộ khớp háng, xương chậu.

Điều trị gai đôi cột sống S2

Một số phương pháp mà chúng tôi gợi ý sau đây có thể giúp bạn có cái nhìn bao quát về những cách điều trị gai cột sống phổ biến hiện nay:

1. Phương pháp châm cứu

Phương pháp này giảm đau đáng kể cho bệnh nhân. Người bấm nguyệt sẽ xác định các huyệt chính, các huyệt đạo quan trọng ở mông, đùi, cẳng, gót chân. Sau đó sẽ xác định sự liên kết giữa các huyệt đạo như thận du, đại trường du, ủy trung, thứ liêu và tiến hành châm cứu.

2. Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt.

Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt

 Phương pháp này có tác dụng tương tự như châm cứu, nhưng các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, hiệu quả hơn bởi các động tác xoa xát, miết, bóp, day, lăn sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng xương cùng đốt sống S2 và các vùng đau nhức liên quan.

3. Phương pháp dùng nhiệt điều trị

Phương pháp này dùng đèn hồng ngoại chiếu, chườm nóng hoặc lạnh, tắm bùn khoáng giúp thư giãn cơ, giảm đau dây thần kinh tọa khi bị gai đôi cột sống S2 gây nên.

4. Phẫu thuật.

 Trường hợp gai xương phát triển chèn ép rễ thần kinh, gây tổn thương tủy sống nặng, các phương pháp trên không có tác dụng gì thì phẫu thuật cắt bỏ gai xương là biện pháp cuối cùng. Quá trình phẫu thuật sẽ có tác dụng điều chỉnh, tháo bỏ sự chèn ép đó.

Ngoài một số cách vừa nêu, bạn cũng nên chủ động phòng chống bệnh gai cột sống bằng cách xây dựng một thói quen sinh hoạt thật khoa học, bao gồm cả việc ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập thể thao ở mức độ vừa phải. Có như vậy, bạn có thể sống dung hòa với bệnh mà không lo những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe về lâu dài.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top