Biến chứng có thể gặp do gai đốt sống bẩm sinh

3. Biến chứng có thể gặp do gai đốt sống bẩm sinh

Triệu chứng gai đốt sống bẩm sinh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, những biến chứng trẻ có thể gặp từ sớm hoặc đến tuổi trưởng thành bao gồm:

Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức đang chuẩn đoán triệu chứng gai đốt sống bẩm sinh.

3.1. Tê liệt chân

Gai đốt sống bẩm sinh khi chèn ép lên dây thần kinh kiểm soát hoạt động của cơ chân sẽ gây ra yếu cơ chân, thậm chí là tê liệt và mất cảm giác hoàn toàn. Nếu biến chứng này xảy ra sớm, trẻ thậm chí không thể đi đứng, giữ vững trọng lượng cơ thể bình thường được.

3.2. Biến chứng đến chân và cột sống

Trẻ bị gai đốt sống bẩm sinh dễ gặp biến chứng ảnh hưởng đến cột sống và chân hơn do vùng cơ của các khu vực này yếu hơn so với các trẻ khác. Các biến chứng có thể gặp bao gồm: cong vẹo cột sống, co rút cơ, trật khớp hông,…

3.3. Biến chứng đến ruột và bàng quang

Không chỉ dây thần kinh tay chân bị ảnh hưởng, bệnh gai đốt sống bẩm sinh còn ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển ruột và bàng quang. Khi đó, hai cơ quan này có thể không thể hoạt động bình thường được, ảnh hưởng đến con đường tiêu hóa và bài tiết của trẻ. Biến chứng này cần được can thiệp sớm để đảm bảo hoạt động sống bình thường cho người bệnh.

3.4. Biến chứng đến giấc ngủ

Bệnh gai đốt sống bẩm sinh cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, cùng với cơn đau đớn thường xuất hiện khiến người bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm hoặc nguy hiểm hơn là chứng ngưng thở khi ngủ.

3.5. Biến chứng khác

Trẻ lớn lên bị gai đốt sống bẩm sinh có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác trong quá trình trưởng thành, nhất là khi gai cũng phát triển lớn và số lượng nhiều hơn. Ảnh hưởng của gai đốt sống bẩm sinh đến thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu,… có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập như: khó học đọc, khó ghi nhớ, khó suy nghĩ logic, gặp khó khăn về vấn đề chú ý và tiếp thu,…

4. Chẩn đoán và điều trị gai đốt sống bẩm sinh

Dựa trên triệu chứng và khám thực thể có thể phát hiện được gai đốt sống bẩm sinh, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác sẽ cần kết quả xét nghiệm hình ảnh. Ngoài ra, từ hình ảnh chụp gai đốt sống bẩm sinh, bác sĩ cũng nắm được tình trạng bệnh để can thiệp phù hợp.

Hiện nay chưa có biện pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn gai đốt sống bẩm sinh, trẻ mắc bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị, chăm sóc để thích nghi với bệnh dễ dàng hơn, cũng kiểm soát triệu chứng, biến chứng hiệu quả hơn. Cụ thể, phương án chữa gai đốt sống bẩm sinh trong những trường hợp thường gặp sau đây:

Điều trị nội khoa

Gai đốt sống bẩm sinh chưa gây dấu hiệu đau nhức sống lưng, mất cảm giác, mất phản xạ, hạn chế vận động,… bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng nội khoa với các thuốc giảm đau, kháng viêm, biện pháp chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, châm cứu, co giãn đốt xương sống,… Trẻ có thể thích nghi dần với gai xương và từ đó giảm đau đớn hiệu quả.

Phẫu thuật

Khi gai đốt sống bẩm sinh gây triệu chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và sức khỏe của người bệnh thì phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của trẻ xem có đảm bảo được phẫu thuật gai đốt sống bẩm sinh an toàn hay không hay phải chờ trẻ lớn hơn.

Dinh dưỡng

Cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị gai đốt sống bẩm sinh cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, cung cấp đủ Canxi, các loại Vitamin và khoáng chất để xương chắc khỏe, hạn chế biến chứng bệnh.

Tư thế học tập, làm việc, nghỉ ngơi phù hợp

Trẻ bị gai đốt sống bẩm sinh cần lưu ý các tư thế sinh hoạt trong ngày phù hợp để hỗ trợ cột sống lưng, giảm gánh nặng cho cột sống. Từ tư thế nằm ngủ, ngồi học hay làm việc, đi đứng,… đều cần lưu ý tránh tư thế xấu cho cột sống thắt lưng.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top