1. TÁC DỤNG CỦA CÂY XƯƠNG RỒNG GAI VỚI BỆNH GAI CỘT SỐNG
Cây xương rồng gai là loại cây quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam. Cây còn có tên gọi khác là Bá vương hoặc Hóa ương lặc, sinh trưởng mạnh ở vùng có khí hậu nóng, đất đai khô cằn. Khi nền y học hiện đại còn chưa phát triển, loại cây này đã được người dân sử dụng nhiều để điều trị các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa. Trong đó có bệnh gai cột sống.
- Xét theo Đông y, xương rồng gai có tính hàn, vị đắng, dùng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết (tăng cường lưu thông máu), hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, thần kinh tọa.
- Theo y học hiện đại, trong thành phần của xương rồng gai chứa các hoạt chất tiêu viêm, trừ khuẩn, giảm sưng, hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả như: Taraxerol, Tartric, Euphorbol,..
Chính vì vậy, sử dụng cây xương rồng gai chữa gai cột sống là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng 2 loại xương rồng là: xương rồng bẹ và xương rồng chia ba để đảm bảo an toàn.
2. SỬ DỤNG CÂY XƯƠNG RỒNG GAI CHỮA GAI CỘT SỐNG NHƯ THẾ NÀO?
Cũng như các phương pháp khác, chữa gai cột sống bằng cây xương rồng hướng đến mục tiêu giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra. Người bệnh có thể áp dụng bằng cách:
2.1 Đắp xương rồng bẹ giảm đau gai cột sống
Đây là cách thực hiện đơn giản nhất trong các bài thuốc trị gai cột sống bằng xương rồng. Trước khi thực hiện, bạn cần đảm bảo loại bỏ hết phần gai xương rồng để tránh gây tổn thương cho da.
Cách thực hiện:
- Dùng 2-3 lá xương rồng bẹ đã loại bỏ phần gai rửa sạch với nước.
- Đem ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Nước lá xương rồng lên than hồng trong khoảng 5 phút để chín đều cả 2 mặt.
- Bọc xương rồng vào một miếng vải sạch rồi đem chườm lên vùng cột sống bị gai xương. Chườm tầm 5-10 phút đến khi hết nóng.
- Có thể nướng lại xương rồng để chườm tiếp.
- Thực hiện mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
2.2 Kết hợp xương rồng bẹ và gừng tươi giảm đau gai cột sống
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, kết hợp cùng xương rồng giúp giảm đau, kháng viêm, nâng cao khả năng vận động cho xương khớp.
Chuẩn bị: 2-3 bẹ xương rồng, 1 quả chanh, 1 củ gừng, muối, rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch, thái lát mỏng ngâm cùng nước muối khoảng 20 phút.
- Gừng bỏ vỏ đem xay nhuyễn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào chảo rồi sao nóng. Bọc hỗn hợp vào túi vải rồi đắp lên những vùng gai cột sống.
2.3 Chữa gai cột sống bằng xương rồng, cám gạo và giấm táo
Trong cám gạo có nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B hiệu quả trong việc giúp tăng khả năng phục hồi đĩa đệm và dây chằng. Khi kết hợp cùng cám gạo và xương rồng sẽ gia tăng tác dụng lên rất nhiều lần.
Chuẩn bị: 2-3 bẹ xương rồng, 50g cám gạo, 3 thìa cà phê giấm táo.
Thực hiện:
- Xương rồng bỏ gai, rửa sạch đem giã nhuyễn.
- Cho xương rồng đã sơ chế vào chảo sao nóng, khi xương rồng hơi săn lại thì cho cám gạo vào đảo cùng.
- Đảo đều 3-5 phút, tiếp đó cho giấm táo vào sao đến khi thấy có sự kết dính thì dừng.
- Đỗ hỗn hợp vào túi chườm đợi nguội rồi đắp lên vùng bị gai cột sống.
2.4 Giảm đau gai cột sống với xương rồng và ngải cứu
Các tài liệu y học hiện đại ghi nhận ngải cứu chứa aspirin có tác dụng giảm đau rất tốt. Chính vì vậy có thể kết hợp cùng xương rồng mang đến hiệu quả khả quan khi điều trị gai cột sống.
Chuẩn bị: 2-3 lá xương rồng, 300g ngải cứu.
Thực hiện:
- Xương rồng sơ chế sạch thái lát mỏng.
- Ngải cứu rửa sạch phơi khô.
- Cho 2 nguyên liệu vào chảo sao đều tầm 15 phút rồi cho vào túi chườm, chườm lên các vùng cột sống bị gai đau.
2.5 Kết hợp xương rồng và lá lốt trị gai cột sống
Bài thuốc kết hợp lá lốt và xương rồng từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng nhờ hiệu quả tiêu viêm và giảm đau nhức xương khớp cực tốt.
Chuẩn bị: 2-3 bẹ xương rồng, 1 nắm lá lốt, muối hạt.
Thực hiện:
- Sơ chế xương rồng, ngâm nước muối loãng để bớt nhựa.
- Lá lốt rửa sạch để ráo, đem giã nát cùng xương rồng.
- Cho hỗn hợp đã giã vào một miếng vải sạch rồi chườm lên vùng bị đau tầm 20-30 phút để các hoạt chất ngấm đều vào da.
2.6 Ép nước xương rồng để uống
Uống nước ép xương rồng là cách hiệu quả giúp người bệnh hấp thụ tối đa các vitamin và hoạt chất tốt bên trong thảo dược này.
Thực hiện:
- Sơ chế 10 bẹ xương rồng gai tươi như ở các cách trên.
- Cắt nhỏ xương rồng đã sơ chế rồi cho vào ép hoặc giã nát vắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
- Thêm đường hoặc muối vừa đủ tùy khẩu vị cho dễ uống. Mỗi ngày uống khoảng 20ml để cải thiện bệnh gai cột sống.
2.7 Cải thiện đau gai cột sống bằng xương rồng luộc
Người bệnh cũng có thể luộc xương rồng để ăn giúp giảm bớt các cơn đau do gai cột sống gây ra. Cách thực hiện như sau:
- Sơ chế xương rồng (loại bỏ gai, ngâm nước muối loãng).
- Đun sôi nước với một chút muối rồi cho xương rồng vào luộc chín.
- Khi xương rồng vừa chín tới thì vớt ra, để nguội rồi cắt thành từng khúc nhỏ để ăn.
2.8 Chữa gai cột sống bằng xương rồng nấu cá lóc
Đây không chỉ là món ăn bổ dưỡng giúp hỗ trợ bạn trị gai cột sống mà còn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để thay đổi khẩu vị.
Chuẩn bị: 3 nhánh bánh tẻ xương rồng, 1 con cá lóc, gia vị.
Thực hiện:
- Loại bỏ gai xương rồng, xắt nhỏ, bóp với một ít muối để loại bỏ nhựa mủ.
- Cá lóc làm sạch, tẩm ướp với gia vị.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước xăm xắp, kho với lửa nhỏ đến khi cạn nước thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
3. LƯU Ý KHI DÙNG CÂY XƯƠNG RỒNG GAI CHỮA GAI CỘT SỐNG
Mặc dù đây là phương pháp tự nhiên hết sức lành tính cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thận trọng khi áp dụng và đặc biệt lưu ý:
- Cần sơ chế cẩn thận xương rồng trước khi sử dụng nhất là phẩn gai và phần mủ xương rồng.
- Với các bài thuốc đắp và chườm, người bệnh cần chú ý nhiệt độ. Nhiệt độ thấp quá sẽ làm giảm hiệu quả, cao quá có thể gây bỏng da.
- Phụ nữ có thai, người cao tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện.
- Chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rõ ràng hiệu quả điều trị nên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng phương pháp.
- Cần kết hợp tập luyện, ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.
Mặc dù trị gai cột sống bằng cây xương rồng gai là phương pháp phổ biến được lưu truyền từ lâu nhưng người bệnh không nên quá phụ thuộc vào phương pháp này mà cần kết hợp song song với phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.