Coi chừng hỏng xương và cơ bắp

Duy trì xương và cơ bắp khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng để ngăn chặn tình trạng gãy xương, loãng xương.

Cobap

Ảnh: Shutterstock

Mật độ xương ở mức cao nhất khi bạn ở độ tuổi 20, sau đó sẽ giảm dần, khiến xương yếu và dễ tổn thương. Trong khi đã không làm gì để ngăn chặn tình trạng này, nhiều người còn quen với nếp “xấu” làm tăng tốc độ mất xương và tổn thương cơ bắp.

Lạm dụng rượu. Uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi tuần có thể dẫn đến mất 2% khối lượng xương theo thời gian trong vòng 1 năm. Rượu gây cản trở sự hấp thu của cả canxi và vitamin D – đều cần thiết cho sự hình thành xương. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu còn phá hủy tế bào tái tạo xương.

Hút thuốc lá. Các thành phần hóa học trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tự nhiên của sức khỏe xương. Hút thuốc gây cản trở sự hình thành xương mới, cũng như phá vỡ nhanh chóng các mô xương. Kết quả là xương trở nên yếu và dễ gãy.

Thiếu hoạt động thể chất. Kết hợp giữa việc ăn quá nhiều và không hoặc ít tập thể dục là một trong những “thảm họa” gây ảnh hưởng đến xương. Thiếu tập thể dục khiến cơ bắp suy yếu và xương dễ bị tổn thương vật lý. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

Thiếu vitamin D và canxi. Không hấp thu đủ vitamin D, canxi, xương và cơ bắp chắc chắn sẽ suy yếu. Canxi được huy động từ xương để duy trì nồng độ canxi huyết thanh bình thường, thiếu canxi sẽ dẫn đến mất xương.

Nạp quá nhiều caffeine. Tiêu thụ caffeine được biết đến là một trong những nguyên dân làm mất mật độ xương. Caffeine thúc đẩy thận bài tiết canxi từ cơ thể, từ đó làm giảm lượng canxi vào xương.

Uống nhiều soda. A xít photphoric trong soda có tác dụng xả canxi ra khỏi cơ thể, điều này chắc chắn dẫn tới hệ lụy giảm mật độ xương ở những người uống nhiều soda.

Loạn dưỡng cơ bắp. Đây là một nhóm di truyền của bệnh ảnh hưởng đến cơ bắp, làm cho chúng suy yếu và phá vỡ theo thời gian. Hình thức phổ biến nhất của loạn dưỡng cơ bắp ở trẻ em được gọi là bệnh teo cơ Duchenne.

Chấn thương nhiều lần. Liên tục bị thương trên một phần cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm (sưng và đau), căng cơ hoặc tổn thương mô. Các môn thể thao như quần vợt có liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại cũng có thể dẫn đến các chấn thương.

Thay đổi trong xương – cơ – khớp. Những thay đổi đột ngột trong tư thế khi đi – chạy sẽ khiến khớp, xương và cơ bắp bị ảnh hưởng, dẫn đến suy nhược và đau.

Theo Thanh niên

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top