Đau thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào ?

Đau dây thần kinh tọa tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị hiệu quả ngay từ đầu, các cơn đau thần kinh tọa có thể kéo dài, lâu ngày khiến dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, hàng loạt biến chứng phức tạp có nguy cơ phát sinh theo, chẳng hạn như:

Đau nhức mãn tính

Nếu những cơn đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép diễn ra trong thời gian dài, chúng sẽ chuyển biến thành tình trạng đau thần kinh tọa mãn tính. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ dường như lệ thuộc vào thuốc giảm đau để cầm cự.

Thêm vào đó, lạm dụng thuốc khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với vấn đề suy giảm chức năng của một số cơ quan nội tạng, ví dụ như gan, thận và hay gặp nhất là tổn thương dạ dày dẫn đến đau, ợ nóng hoặc thậm chí là loét.

Lo lắng và trầm cảm

Hầu hết các cơn đau mãn tính đều liên quan đến vấn đề căng thẳng, lo lắng hoặc thậm chí là trầm cảm. Áp dụng liệu pháp nhận thức – hành vi hay tập luyện thư giãn có thể đồng thời xoa dịu tình trạng căng thẳng cũng như đau nhức lâu ngày.

Chứng thả bàn chân (rũ chân)

Khi dây thần kinh tọa chịu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nhược cơ, dẫn đến mất khả năng cử động một phần của bàn chân, khiến các ngón chân kéo lê trên mặt đất khi di chuyển. Tình trạng này gọi là rũ chân hay chứng thả bàn chân.

Thông thường, vấn đề trên chỉ mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, không ít trường hợp chứng thả bàn chân kéo dài vĩnh viễn.

Gặp vấn đề sức khỏe ở hông hoặc đầu gối

Người bị đau dây thần kinh tọa lâu ngày có thể ảnh hưởng đến đầu gối

Cơn đau dây thần kinh tọa ở khu vực lưng dưới sẽ làm dáng đi của người bệnh thay đổi. Điều này vô tình tạo thêm áp lực đè nặng lên đầu gối và hông, lâu ngày dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng

Mặc dù đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu là một trong nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa phổ biến nhưng thực tế, tình trạng đau dây thần kinh tọa kéo dài có nguy cơ khiến thoát vị đĩa đệm trở nặng hơn, từ đó tiếp tục tạo sức ép lên các dây thần kinh.

Suy giảm chức năng ruột hoặc bàng quang

Đôi khi tình trạng chấn thương ở dây thần kinh tọa có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột của người bệnh. Nếu vấn đề này phát sinh, bệnh nhân cần mau chóng gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chữa trị kịp thời.

Tê liệt ở chân bị ảnh hưởng

Phần lớn trường hợp, các dấu hiệu cảnh báo đau dây thần kinh tọa thường xảy ra một bên chân. Nếu những triệu chứng này kéo dài, chân bị ảnh hưởng có nguy cơ mau chóng tê liệt. Tương tự tình trạng suy giảm chức năng ruột hoặc bàng quang, trường hợp này cũng cần cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng phẫu thuật

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc giảm đau, phẫu thuật cũng là một biện pháp chữa đau thần kinh tọa được nhiều người lựa chọn. Trên thực tế, bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng đều mang nhiều nguy cơ phát sinh biến chứng.

Trong trường hợp này, rủi ro tiềm ẩn của mổ dây thần kinh tọa có thể kể đến như sau:

  • Nhiễm trùng
  • Xuất huyết nghiêm trọng
  • Tình trạng đau nhức vẫn có khả năng tái phát sau khi phẫu thuật

Chính vì vậy, đây thường là phương án điều trị cuối cùng mà bác sĩ có thể đề xuất, chủ yếu dành cho trường hợp:

  • Bệnh tiến triển nghiêm trọng.
  • Người bệnh không đáp ứng tốt với những phác đồ điều trị trước đó.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị đau thần kinh tọa miễn phí.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top