Cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Rất nhiều người bị đau nhức khó chịu từ vùng cột sống thắt lưng xuống chân. Tuy nhiên có không ít người lại nhầm tưởng triệu chứng này xuất phát từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm, khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Hôm nay Y khoa Ngọc Đức muốn chia sẻ cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm để mọi người cùng nắm rõ hơn về 2 căn bệnh phổ biến này. Trước tiên bạn phải hiểu sơ lược về các căn bệnh này

phân biệt đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Nó xuất phát từ vùng thắt lưng, chạy dọc đến mặt sau của 2 chân, làm nhiệm vụ chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

Cơn đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép. Cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ đau tại cột sống thắt lưng, sau đó lan đến hông, mông, mặt sau của đùi, xuống cẳng chân, gót chân hoặc mu chân. Trên thực tế, đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người trong độ tuổi 30 trở lên.

Cơn đau thần kinh tọa bắt đầu từ thắt lưng, lan tới hông, mặt sau đùi và các ngón chân

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa:

– Thoát vị đĩa đệm: Khoảng 90% trường hợp bị đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm. Do quá trình thoái hóa hoặc chấn thương, khối thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh. Nếu sự chèn ép này tác động đến dây thần kinh tọa sẽ dẫn đến cơn đau ở khu vực này.

– Một số bệnh lý cột sống: Hẹp ống sống, trật đốt sống, viêm khớp cột sống, thoái hóa cột sống, lao cột sống…có thể dẫn đến cơn đau thần kinh tọa.

– Thói quen xấu, vận động không hợp lý: Mang vác vật quá nặng, làm việc sai tư thế, ngồi lâu, ít vận động, béo phì… làm ảnh hưởng đến cột sống, lâu ngày chèn ép dây thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là cấu trúc có hình cái đĩa, nằm giữa hai đốt sống kế cận. Cấu tạo đĩa đệm gồm bao xơ bên ngoài dày và chắc, nhân nhầy bên trong như lòng trắng trứng.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra triệu chứng đau, tê, yếu liệt. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, vì hai nơi này phải thường xuyên vận động và chịu nhiều áp lực nhất.

Khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh làm cho người bệnh đau đớn, hạn chế vận động

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoát vị đĩa đệm là: thoái hóa cột sống do tuổi tác, sai tư thế trong vận động, bệnh lý cột sống, chấn thương hoặc tai nạn, di truyền…

Đây là một căn bệnh phổ biến và khá phức tạp. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thần kinh, teo cơ, tàn phế, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, hội chứng đau khập khễnh cách hồi…

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ đốt sống L4, L5, S1, S2. Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống L4 – L5 hoặc L5 – S1. Cơn đau thường xuất phát từ các đốt sống này tại vùng thắt lưng, do đó người bệnh rất dễ nhầm lẫn giữa hai tình trạng bệnh lý này.

Đau thần kinh tọa có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, nhưng đôi khi lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lâu ngày gây chèn ép dây thần kinh, trong đó có thể chèn ép dây thần kinh tọa. Như vậy, một người bệnh có thể đối mặt cùng lúc với cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa.

Người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng đau để phân biệt . Thông thường, cơn đau thần kinh tọa lan rộng theo đường đi của dây thần kinh này (từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân) kèm theo biểu hiện nóng rát, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, kể cả khi nghỉ ngơi. Đặc biệt cơn đau thần kinh tọa chỉ xảy ra một bên của cơ thể.

Trong khi đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường đau cả hai bên, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng, đau tăng dần khi gắng sức. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân mới có cảm giác tê hoặc yếu 2 chi dưới, ngón chân cái khó gấp – duỗi, cơn đau trầm trọng hơn khi ho, hắt hơi hoặc đại tiện.

Để xác định chứng đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống để tìm ra nguyên nhân gây đau, bệnh nhân có thể được chỉ định chụp MRI cột sống.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn điều trị đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm miễn phí.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top