Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng
Những người nghi ngờ mắc bệnh có thể khám khi thuộc đối tượng nguy cơ mắc cao hoặc có dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn thường do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể bao gồm:
– Tuổi tác: Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện lần đầu trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Triệu chứng xuất hiện tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.
– Giới tính: Nghiên cứu cho thấy trong những người độ tuổi 45 trở xuống thì nam giới bị viêm xương khớp nhiều hơn. Trong khi đó 45 tuổi trở lên thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.
-Béo phì: Người bị béo phì, thừa cân sẽ gây gánh nặng cho cột sống. Cột sống sẽ phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài nên bị thoái hóa nhanh hơn.
-Người đã từng bị chấn thương xương khớp.
– Người bị mắc bệnh thoái hóa cột sống do di truyền. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á có xu hướng thấp hơn so với người Châu Âu. Trong đó bao gồm các bệnh lý bẩm sinh nhưng hẹp ống sống hoặc gai cột sống S1….
-Người làm việc hoặc có hoạt động thể lực tác động mạnh đến các khớp xương.
Chế độ dinh dưỡng cũng có quan hệ trực tiếp đến việc hình thành thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị. Những người có chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin, magie, canxi và các khoáng chất khác thì cuộc sống sẽ dễ bị bào mòn hơn. Khả năng tái tạo xương khớp bị hạn chế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Ngược lại, dinh dưỡng cung cấp đầy đủ sẽ giúp ổn định tình hình bệnh.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng
Những người mắc bệnh hoặc chưa mắc bệnh đều quan tâm đến các dấu hiệu của chứng thoái hóa cột sống lưng. Đây là cách để phán đoán khi nào bệnh thoái hóa cột sống lưng xuất hiện. Triệu chứng của bệnh không thể hiện rõ ràng.
Bệnh thường xuất hiện do tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh mà triệu chứng có thể sẽ khác nhau. Đa số người bị thoái hóa cột sống do nguyên nhân tuổi tác sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào.
Ngược lại một số người lại có các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng trong suốt một thời gian. Dấu hiệu xuất hiện liên tục, bất ngờ xuất hiện, xuất hiện khi di chuyển đột ngột. Các triệu chứng tăng dần lên theo thời gian. Triệu chứng là những cơn đau nhẹ hoặc cứng khớp khi không cử động hoặc hạn chế vận động. Điển hình như khi ngồi quá nhiều hoặc ngủ dậy.
Bên cạnh đó người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
-Tình trạng yếu tay chân,
-Khả năng phối hợp giữa tay và chân kém
-Xuất hiện những cơn co thắt cơ bắp
-Đau cơ bắp
-Đau đầu
-Đi lại khó khăn do mất thăng bằng,
-Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống lưng
Như đã nêu, nhiều người không xuất hiện triệu chứng dù đã bị thoái hóa cột sống lưng. Vậy phải làm thế nào để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể? Những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc cao nên định kỳ khám để sớm phát hiện bệnh. Phương pháp phổ biến nhất là chụp X quang.
Các bác sĩ sẽ dựa theo tiền sử bệnh để thực hiện kiểm tra thể chất. Những cơn đau hoặc cử động khó khăn vùng lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Các triệu chứng sẽ hỗ trợ xác định người bệnh có bị thoái hóa cột sống hay không. Điển hình như dây thần kinh vận động yếu, mất cảm giác hoặc thay đổi phản xạ. Khi đó người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm:
– Chụp X quang để có hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trực quan. Phương pháp này sẽ kiểm tra tình trạng xương, đĩa đệm và sụn có bị tổn thương hay không. Thông thường nếu tổn thương sớm ở sụn thì tia X sẽ không phát hiện được.
– Xét nghiệm máu để loại trừ các căn bệnh khác gây ra triệu chứng tương tự.
– Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI xác định tổn thương có thể xảy ra ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm khu vực cột sống lưng.