Dân văn phòng, người lớn tuổi, người lao động… đều có thể là đối tượng của gai đốt sống cổ, bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu thường xuyên bị mỏi hoặc đau âm ỉ ở vùng vai gáy, làm cổ khó cử động, thậm chí đau hoặc tê lan xuống vai và cánh tay – đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đã có biểu hiện gai xương ở đốt sống cổ!
Thoái hóa khớp khiến đốt sống cổ “mọc” gai
Thoái hóa cột sống cổ được xem là một trong những tình trạng phổ biến nhất trong bệnh lý thoái hóa khớp. Thống kê gần đây cho thấy đến 2/3 dân số có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ, với biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng gai xương ở các đốt sống cổ.
Gai đốt sống cổ là một biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Khi lớp sụn bọc lấy đĩa đệm giữa các đốt sống bị hư tổn, thoái hóa gây mất chức năng đệm giữa các xương dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá mức, sẽ hình thành các vành đai xương để tăng khả năng chịu lực, tạo thành các gai xương ở rìa các thân đốt sống cổ.
Trước đây, những người bị thoái hóa cột sống cổ là người lớn tuổi, người lao động nặng nhọc (bốc vác, khiêng, đội… các vật nặng). Nhưng gần đây, đối tượng của bệnh lý này đang gia tăng tới mức báo động ở nhóm người trẻ hơn, đặc biệt là những đối tượng thường làm công việc nhẹ và tĩnh tại, hay ngồi lâu một tư thế, ít vận động… như người làm công việc bàn giấy, văn phòng.
Đa dạng biểu hiện đau
Khi cột sống cổ thoái hóa, các gai xương mọc ở rìa các thân đốt sống cổ, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau ê ẩm vùng sau gáy và nhức mỏi từ bả vai xuống tới cánh tay. Số khác có thể bị đau buốt lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Hiện tượng gai cột sống cổ nặng, ở một số vị trí đặc biệt sẽ làm hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp, đặc biệt khi kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ, có thể chèn ép nặng vào các rễ thần kinh, gây đau, tê lan xuống vai, cánh cẳng tay, liệt và teo cơ tứ chi.
Ở mỗi bệnh nhân, tùy tình trạng thoái hóa của cột sống cổ, tình trạng gai xương, tình trạng của các cơ, dây chằng vùng cổ và vai… sẽ gặp phải một số triệu chứng và mức độ đau khác nhau: có cơn đau chỉ ở mức độ thấp và chịu đựng được, cũng có khi đau nặng kèm mất cảm giác phần vai gáy, hoặc thỉnh thoảng bị đau dữ dội kéo dài vài ngày làm hạn chế vận động, có khi cả tứ chi. Với cơn đau mạn tính, người bệnh đau nhiều hơn khi vận động, đau nặng về đêm, giảm bớt lúc nghỉ ngơi và vận động nhẹ.
Dưỡng chất sinh học UC-II giúp ngăn ngừa, cải thiện hiệu quả tình trạng gai đốt sống cổ từ gốc – Ảnh: T.L
Cải thiện và phòng ngừa gai đốt sống cổ
Cùng với quá trình lão hóa là những thói quen xấu càng làm hệ xương khớp sớm bị thoái hóa. Do đó, việc phòng ngừa, hạn chế tình trạng thoái hóa và hiện tượng phát triển các gai xương ở các đốt sống cổ là rất cần thiết. Cụ thể, không nên ngồi lâu trong tư thế, nếu ngồi lâu, nên có dựa lưng và giữ thẳng lưng. Ngoài ra, cần thực hiện các bài tập thể dục cột sống cổ hay những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội sẽ có tác dụng làm mềm mại, săn chắc các cơ và dây chằng vùng cổ, hạn chế phát triển gai xương.Khi bị đau âm ỉ sau gáy hoặc hai bên vai một cách thường xuyên, kèm theo mệt mỏi, yếu tay chân, người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế những tiến triển nặng hơn của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.Đồng thời, cần bổ sung dưỡng chất sinh học UC-II có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, giúp phòng ngừa nguy cơ gai đốt sống cổ cũng như các bệnh lý thoái hóa khớp khác.Dưỡng chất sinh học UC-II là phát minh của công nghệ sinh học phân tử duy nhất của Mỹ kích hoạt được tế bào T -điều hòa, đáp ứng miễn dịch, giúp hạn chế quá trình phá hủy sụn khớp tự nhiên của cơ thể. UC-II kích thích cơ thể tự sửa chữa sụn khớp hư tổn và sản sinh sụn khớp thay thế, giúp giảm đau một cách tự nhiên, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, trong đó có gai đốt sống cổ hữu hiệu, an toàn mà không có tác dụng phụ.
PGS-TS-BS Lê Anh Thư
(Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học VN)