Chậm phát triển trí tuệ (hay bệnh ngu đần) là bệnh lý do thiểu năng giáp bẩm sinh làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ tử vong hoặc lùn và đần độn suốt đời.
Nguyên nhân:
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, có chức năng thẩm thấu hormon và thẩm thấu vào máu đi khắp cơ thể. Hormon tuyến giáp có chức năng sao chép các gen, tác dụng lên hoạt động chuyển hóa của tế bào, làm tăng trưởng và biệt hóa các tổ chức, nhất là xương, hệ thần kinh, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và các tuyến nội tiết khác. Nguyên nhân gây thiểu năng tuyến giáp gồm có: Loạn sản (không có tuyến giáp, tuyến giáp teo nhỏ hoặc nằm lạc chỗ), rối loạn tổng hợp hormon giáp và thiếu i-ốt trong thực phẩm.
Cách phát hiện ở trẻ nhỏ:
– Rất khó nhận biết ở trẻ sơ sinh.
– Trẻ đẻ ra thường có cân nặng cao nhưng sau đó rất chậm tăng thêm cân.
– Khó ăn, khó thở.
– Ít khóc, ít vận động.
– Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ ít.
– Chậm phát triển tinh thần và thể lực.
– Thân nhiệt thường thấp.
– Da khô lạnh và dày.
– Tóc mọc thấp dưới trán.
– Sưng trẽ mi mắt.
– Người càng ngày càng ngắn đi so với tuổi.
– Khó khăn về nghe.
– Hay táo bón.
Thời gian thiếu hormon giáp trạng càng lâu thì trẻ càng chậm lớn, lùn, chân tay ngắn và mập, thóp chậm đóng, chậm mọc răng, chậm đi đứng và nói, trí khôn kém.
Phục hồi chức năng.
– Điều trị sớm và liên tục bằng hormon tuyến giáp.
– Hoạt động trị liệu:
• Các hoạt động trị liệu nên được chia thành những phần việc nhỏ hơn. Ví dụ, việc tắm rửa có thể chia thành giai đoạn múc nước, cầm lấy xà phòng khi cha mẹ đưa cho trẻ, tự xoa xà phòng lên người, dội nước để làm sạch xà phòng và lau khô người bằng khăn tắm. Từng phần việc này phải được học riêng trước khi kết hợp thành một hành động phức hợp. Mỗi hoạt động nên được thực hành liên tục trong vòng ít nhất hai tuần trước khi chuyển sang dạy hoạt động tiếp theo.
• Nên khích lệ trẻ thậm chí khi cảm thấy điều đó là vô nghĩa. Ví dụ, có thể nói chuyện hay đọc sách cho trẻ, có thể cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho những trẻ bé hơn, khi trẻ nói nhiều hơn, nên tăng mức độ giao tiếp và kể chuyện cho trẻ.
– Giáo dục:
• Đa phần trẻ bị chậm phát triển tâm thần nhẹ có thể đến trường được. Rất nhiều trẻ có thể học ở trường chính quy, đặc biệt là khi giáo viên quan tâm tới những nhu cầu của các trẻ này. Những trẻ em chậm phát triển khác có thể cần phải học ở trường dành cho trẻ em khuyết tật. Hầu hết trẻ dạng này có thể tự chăm sóc bản thân và khá độc lập trong cuộc sống. Những trẻ em này chủ yếu gặp khó khăn trong việc kết bạn khi chúng trưởng thành và tìm việc làm. Những công việc thường nhật có thể sẽ là công việc lý tưởng cho chúng.
• Hầu hết trẻ bị chậm phát triển tâm thần thể vừa sẽ cần học ở những trường đặc biệt. Chúng có thể sẽ cần tới sự gợi ý và trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, trẻ cần học cách tự tắm rửa hay tự đi vệ sinh nhưng cũng cần có người nhắc hay thỉnh thoảng phải kiểm tra. Hầu hết những trẻ này phụ thuộc vào gia đình trong vấn đề hoà nhập xã hội. Hầu hết không đủ khả năng làm những việc thông thường. Giáo dục giới tính là cần thiết ở tuổi trưởng thành.
• Những trẻ em bị chậm phát triển tâm thần thể nặng dường như cần phải được chăm sóc trong suốt đời. Chúng có thể còn bị tàn tật về thể chất và mắc những vấn đề sức khỏe. Khả năng kiểm soát co bóp bàng quang và ruột phát triển rất muộn. Những trẻ này thậm chí còn không đủ khả năng học ở những trường đặc biệt. Chúng không thể làm được việc gì trong cuộc sống.