Ngoài ra, việc xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp các cơ được giãn nở tối đa, làm giảm tình trạng đau nhức không chỉ riêng vùng đau do thần kinh tọa gây nên mà còn hỗ trợ điều trị trong các bệnh lý xương khớp khác.
Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt có nhiều ưu điểm mà không ít người tin dùng như:
- Dễ thực hiện, có thể thực hiện tại nhà
- Các bài tập đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian
- An toàn, có hiệu quả nhất định cho người bệnh
- Tác động sâu vào căn nguyên, giúp điều trị bệnh tận gốc
Có những cách xoa bóp chữa đau thần kinh tọa nào?
Xoa bóp, bấm huyệt là cách sử dụng tay tác động một lực vào khu vực bị đau thần kinh tọa hoặc nắm được vị trí các huyệt đạo chính trong cơ thể để giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau. Các phương pháp như day miết, bóp nắn, lăn, ấn huyệt đều có thể coi như một trong các cách xoa bóp để chữa đau thần kinh tọa, phục hồi khả năng vận động.
Phương pháp xoa bóp giảm đau nhức do thần kinh tọa
Công dụng:
Giúp làm nóng cơ thể và hỗ trợ lưu thông máu, giảm các cơn đau lưng lan xuống mông do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên giường hoặc một mặt phẳng, chân tay thả lỏng
- Dùng lòng bàn tay xoa nóng rồi chà xát nhẹ nhàng vào vùng lưng, cột sống bị đau từ 30 giây đến 1 phút
- Tiếp tục xoa bóp dần sang hai bên hông và các khu vực bị đau khác
- Ngày thực hiện 1-2 lần, mỗi lần từ 3-5 phút
- Có thể nâng dần lực tác động vào lưng hoặc vùng bị đau
Phương pháp xoa bóp day miết giảm đau thần kinh tọa
Công dụng:
Tác động lên gân, cơ, mạch máu, dây chằng và các dây thần kinh, giúp thư giãn các cơ, dây chằng và rễ thần kinh quanh vùng đau nhức.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Dùng gốc bàn tay ấn xuống vùng bị đau và di chuyển theo hình xoắn ốc
- Day từ nhẹ nhàng với tác động lực mạnh hơn, tùy vào tình trạng bệnh và mức độ chịu đau của người bệnh
- Sau đó tiến hành sang động tác miết, dùng ngón tay ấn mạnh vào da và miết theo đường thẳng, theo đường cột sống lưng
- Mỗi động tác thực hiện từ 15-20 giây
Cách 2:
- Kết hợp phần cơ dưới ngón tay cái (ô môi cái) và phần cơ dưới ngón út (ô môi út) hoặc dùng 3 đầu ngón tay giữa day đều lên cùng bị đau
- Có thể day xong miết dọc theo vùng lưng bị đau hoặc mông đùi, bắp chân
Phương pháp lăn
Công dụng:
- Giúp giảm cảm giác tê bì, đau nhức do dây thần kinh tọa chèn ép
- Tăng cường lưu thông máu, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép
Cách thực hiện:
- Tác động lực từ cổ tay lăn qua lăn lại vùng lưng đau nhức
- Có thể nắm bàn tay lại hoặc dùng lòng bàn tay, mu bàn tay để lăn đều
- Thực hiện mỗi khu vực đau 10-15 lần một hiệp sau đó để nghỉ và tiếp tục lặp lại tương tự
- Nên thực hiện theo chiều từ trên xuống dưới, dọc theo chiều của dây thần kinh
Phương pháp bóp nắn giảm đau thần kinh tọa
Công dụng:
- Tác động trực tiếp lên gân, cơ, dây chằng, giúp lưu thông khí huyết từ đó đưa chất dinh dưỡng đến các tổ chức cơ
- Giúp giảm đau, ngăn ngừa biến chứng co cơ, teo, liệt cơ chi dưới
Cách thực hiện:
- Dùng bàn tay bóp vào cơ của vùng bị đau nhức, vừa bóp vừa kéo nhẹ lên để co giãn các cơ
- Bóp liên tục nhiều lần trong khoảng 3-5 phút đến khi các cơ ở lưng nóng lên
- Nên thực hiện nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng chịu đựng của người bệnh
Cách bấm huyệt xoa bóp chữa đau thần kinh tọa
So với các phương pháp trên, bấm huyệt cần kỹ thuật hơn bởi bạn phải xác định đúng vị trí các huyệt đạo để mang lại tác dụng tối đa nhất.
Một số huyệt đạo thường dùng khi điều trị đau dây thần kinh tọa như:
- Huyệt đại trường du: nằm dưới đốt sống lưng L4, đo sang ngang khoảng 1,5 thốn
- Huyệt thận du: Nằm dưới đốt sống lưng thứ 2, đo sang ngang 1,5 thốn
- Huyệt ủy trung: nằm chính giữa đường chỉ ngang nối mặt sau đầu gối
- Huyệt thừa sơn: nằm ở chính giữa điểm nối từ gót chân lên huyệt ủy trung, cách khoảng 8 thốn
- Huyệt thừa phủ: nằm dưới mông, ở điểm tiếp nối với chân khi di chuyển
Để biết được cần tác động lên huyệt đạo nào, cần xác định nguyên nhân cụ thể gây đau thần kinh tọa ở thể phong hàn, thể huyết ứ hay kết hợp phong hàn thấp với can thận hư.
Cách thực hiện:
- Ấn một lực nhất định lên các huyệt đạo để giúp khí huyết lưu thông
- Đối với thể phong hàn: ấn huyệt thận du, đại trường du, dương quang, thượng liêu, trật biên, thừa phủ, ân môn, uy trung, thừa sơn, côn lôn
- Đối với thể huyết ứ: như thể phong hàn thêm huyết hải, cách du
- Đối với thể phong hàn thấp tý kết hợp can thận hư: như thể phong hàn thêm huyệt can du, thận du, thái khê, tam âm giao
- LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA
Phương pháp xoa bóp chữa đau thần kinh tọa mang tới nhiều hiệu quả và cho đến nay vẫn đang áp dụng cách hỗ trợ điều trị này theo Y học Cổ truyền. Tuy nhiên, trong quá trình xoa bóp cần lưu ý một số điểm sau:
- Các lực tác động lên cơ thể người bệnh có thể chưa đủ hoặc thừa, sai huyệt. Vì vậy trường hợp cần nên nhờ các thầy thuốc/kỹ thuật viên có chuyên môn
- Không nên xoa bóp bấm huyệt ở vùng da bị viêm nhiễm, vết thương hở
- Không nên áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt tại nhà đối với phụ nữ mang thai
- Nên tác dụng một lực vừa đủ, không quá mạnh đến vùng bị đau
- Nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài đặc biệt kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu khác
- Trường hợp đau thần kinh tọa mức độ nặng, đau nhói dọc dây thần kinh, người bệnh nên sử dụng phương pháp khác như cấy chỉ hoặc châm cứu
- Nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành xoa bóp bấm huyệt
- Có thể sử dụng kèm với các loại dầu nóng, rượu xoa bóp như rượu mã tiền, rượu gừng…
- Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có hướng điều trị thích hợp