Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì.Gai cột sống là một trong số những bệnh lý về xương khớp. Bệnh được đặc trưng bởi những mỏm gai mọc ra bên ngoài và gây cho người bệnh cảm giác ê buốt, đau nhức. Việc tìm hiểu đặc điểm về căn bệnh sẽ giúp mỗi người biết cách chữa trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống chính là tình trạng vùng cột sống lưng bị mọc ra những nhánh xương (hay còn gọi là gai xương). Những gai xương này thường chìa ra cả hai bên và gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu. Gai cột sống thực chất chính là một trong số những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gai xương chính là do sự tích tụ canxi, tác động từ những chấn thương, viêm nhiễm mạn tính… Khu vực mà các gai xương dễ mọc ra nhất đó chính là đầu cột sống, đĩa sụn và những dây chằng bao xung quanh các khớp.

Có đến 80 % số lượng bệnh nhân bị đau thắt lưng khi chụp X quang đều phát hiện ra các gai xương. Số lượng người dân nước ta mắc phải bệnh lý này chiếm đến 2%. Trong số đó, nhóm người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ là 17%.

Thời gian đầu, những triệu chứng, dấu hiệu của gai cột sống thường không rõ ràng và cụ thể. Chỉ đến khi các gai xương cọ xát với những xương xung quanh hoặc với các mô mềm, người bệnh mới thấy đau dữ dội ở vùng vai, thắt lưng và cổ. Theo thời gian, bệnh tình sẽ ngày một thêm trầm trọng và khả năng vận động sẽ bị suy giảm một cách đáng kể.

Thông thường, gai cột sống không xuất hiện tại một vị trí nhất định mà còn có thể xuất hiện tại nhiều khu vực khác nhau ở vùng cột sống. Trong đó thường gặp nhất là gai cột sống lưng và gai cột sống cổ. Ở mỗi dạng gai cột sống thường có những đặc điểm riêng biệt.

Đối với gai cột sống cổ

  • Khi bị gai đốt sống cổ, người bệnh sẽ bị đau nhức kéo dài ở vùng vai – gáy – cổ. Càng về sau, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cổ tay, bả vai và gây ra các cơn đau nhức dữ dội ở vùng cánh tay. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như:
  • Đau cứng vùng cổ khi vừa mới ngủ dậy, bị đau cổ mỗi khi xoay người hoặc khó khăn trong việc quay đầu.
  • Vùng cánh tay, ngón tay bị tê cứng.
  • Đau nhói ở vùng đỉnh đầu, nửa đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn.
  • Vùng cánh tay bị bại liệt.

Đối với gai cột sống lưng

Lưng của con người thường có đến 5 đốt sống với các ký hiệu lần lượt là từ L1 đến L5. Đa số người bệnh đều bị gai cột sống tại đốt L4 và L5. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau nhức dữ dội ở vùng lưng, đặc biệt là khi vận động và di chuyển.

Càng về sau, các cơn đau có xu hướng lan xuống vùng mông, hông và cổ chân. Lúc này, người bệnh sẽ rất khó trong việc khom người, cúi người, mang vác các đồ vật nặng. Mức độ và tần suất của các cơn đau thường phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh lý.

Nguyên nhân gai cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gai cột sống. Trong đó phải kể đến các yếu tố như tuổi tác, sinh hoạt sai tư thế, do chấn thương, thoái hóa cột sống, lắng đọng canxi, xương khớp bị viêm nhiễm…

Tuổi tác

Càng về già, quá trình lão hóa của con người sẽ diễn ra ngày càng nhanh. Cùng với đó là sự thoái hóa xương khớp và sự xuống cấp của các mô sụn. Đây là tác nhân gây ra các gai cột sống.

Chùng giãn dây chằng

Một khi các dây chằng bị chùng giãn, phần sụn khớp sẽ trở nên lỏng lẻo dần. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại bằng cách ổn định lại các đốt sống. Từ đó làm thúc đẩy sự hình thành các gai xương.

Thói quen sinh hoạt sai tư thế

Đứng hoặc ngồi quá lâu, thói quen bê vác đồ vật nặng, cồng kềnh… là những tác nhân khiến cho gai cột sống phát triển. Không những vậy, việc nằm ngủ sai tư thế, lười vận động sẽ khiến cho cột sống dễ bị thoái hóa và tổn thương.

Do sự lắng đọng của canxi

Tình trạng gai cột sống xảy ra cũng chính là do sự lắng đọng canxi tại các dây chằng và đốt sống. Đối tượng dễ bị lắng đọng là ở những người lớn tuổi. Một khi các sụn khớp bị thoái hóa và bị xẹp xuống, hệ thống dây chằng ở khu vực các đốt sống lưng sẽ bị chùng giãn. Khi đó, những phản ứng viêm của cơ thể sẽ kích hoạt và thúc đẩy sự dày lên của các dây chằng để giữ thăng bằng cho vùng cột sống.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong số các nguyên nhân gây ra các gai cột sống. Một khi tình trạng thoái hóa xảy ra trong thời gian dài, các gai cột sống sẽ được hình thành. Sự biến đổi của gai cột sống dựa trên sự biến đổi của các mô tổ chức ở xung quanh đĩa đệm và vùng cột sống.

Xương khớp bị viêm nhiễm

Những thương tổn ở các sụn khớp thường khởi phát do hệ thống xương khớp bị viêm nhiễm. Khi xương bị viêm, chúng sẽ phá vỡ lớp sụn đệm bọc ở hai phần đầu của xương. Lúc này, cơ thể sẽ sửa chữa lại bằng cách sinh ra các gai xương.

Ngoài ra, một khi các khớp cột sống bị viêm nhiễm, lớp đĩa đệm sẽ bị hỏng. Lúc này, cột sống sẽ bị phá vỡ cấu trúc và mọc ra các gai.

Do chấn thương

Chấn thương xảy ra khi người bệnh va chạm và cọ xát với các yếu tố bên ngoài. Lúc này, gai cột sống sẽ sinh ra để tu bổ lại các khớp.

Dấu hiệu gai cột sống

Các triệu chứng của gai cột sống thường không rõ ràng. Chỉ khi bệnh nhân chụp X quang hoặc khi các gai xương đã hình thành thì mới phát hiện ra bệnh lý.

Lúc đó, các gai xương sẽ gây cọ xát đến các mô mềm (chủ yếu là các rễ dây thần kinh, dây chằng). Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau nhức vô cùng dữ dội tại vùng vai, thắt lưng và cổ. Đi kèm với đó là tình trạng chân tay bị tê yếu. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện gai xương ở vùng cột sống và bệnh được thể hiện ra bên ngoài với các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu gai cột sống điển hình mà bệnh nhân thường gặp phải:

Đau buốt ở vùng thắt lưng và cổ

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đã bị gai cột sống đó là xuất hiện cảm giác đau mỏi tại vùng cột sống cổ. Kèm theo đó là tình trạng khó cử động, co cứng. Càng ngày, các cơn đau sẽ càng nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi vận động và di chuyển. Mỗi khi lao động nặng nhọc, cơn đau sẽ tăng lên. Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Các chi bị mất cảm giác và đau mỏi

Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gai cột sống cổ sẽ gây ra các cơn đau lan rộng ra các chi. Trong khi đó gai cột sống lưng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động ở hai chân. Một khi rễ dây thần kinh chịu tác động từ bên ngoài, cơ bắp sẽ trở nên bị yếu dần. Lúc này, chân tay sẽ bị tê bì và mất đi cảm giác. Trong trường hợp tồi tệ hơn, người bệnh sẽ không thể đi đứng lại như bình thường.

Đánh mất sự thăng bằng

Mất đi sự thăng bằng là dấu hiệu điển hình của gai cột sống. Lúc này, người bệnh sẽ mệt mỏi, uể oải và lười vận động. Đây là nguyên nhân khiến cho khí huyết bị tắc nghẽn, ứ đọng gây ra các cơn đau.

Đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát

Nếu bạn không thể kiểm soát được việc đi tiểu, có khả năng căn bệnh gai cột sống của bạn đã trở nên rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do sự thu hẹp của đường ống dẫn tủy.

Rối loạn thần kinh

Ngoài các triệu chứng điển hình như trên thì bệnh nhân còn bị rối loạn thần kinh kéo dài. Ở bệnh nhân bị gai cột sống sẽ bị hạ huyết áp, khó thở, mồ hôi bị tiết nhiều…

Không chỉ vậy, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng kèm theo như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, vận động khó khăn, gai xương bị mất cảm giác…

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, vị trí mọc ra các gai xương là phần cạnh bên và mặt trước của cột sống. Chúng rất hiếm khi mọc tại phía sau nên các dây thần kinh sẽ ít bị chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có thể “sống hòa bình” suốt đời với bệnh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là căn bệnh này không nguy hiểm. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu như bệnh nhân không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.  Lúc này, nếu không được can thiệp, gai xương sẽ phát triển và mọc ra dài hơn. Từ đó sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh. Người bệnh sẽ bị đau nhói , chân tay bị tê bì, khả năng vận động sẽ bị suy giảm một cách đáng kể.

Những biến chứng của bệnh nếu không được điều trị kịp thời:

Thoát vị đĩa đệm: Gai cột sống khi xuất hiện sẽ làm rách lớp bao xơ đĩa đệm. Từ đó tạo điều kiện cho lớp nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài và tạo nên các khối thoát vị. Lúc này, gai xương cùng với khối thoát vị sẽ chèn ép lên các mô mềm và tủy, gây nên các cơn đau vô cùng dữ dội.

Đau thần kinh tọa: Gai cột sống thắt lưng khi bị chèn ép lên hệ thống các dây thần kinh sẽ khiến cho người bệnh bị tê chân, đau nhức. Càng để lâu, các cơ bị teo và yếu dần. Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân gặp phải lúc này là liệt cả hai chân.

Đau thần kinh liên sườn: Các cơn đau chạy dọc theo hệ thống dây thần kinh liên sườn sẽ khiến cho quá trình vận động và công việc hàng ngày của người bệnh bị suy giảm một cách trầm trọng.

Tê liệt: Một khi vùng tủy sống chịu sự tổn thương, hệ thống dây thần kinh bị đè nén và chèn ép, chúng sẽ đánh mất đi khả năng truyền tín hiệu. Nhờ đó mà các cơ quan ở vùng tủy sống chịu sự chi phối trở nên tê liệt dần. Một số trường hợp người bệnh bị đánh mất đi cảm giác ở các chi.Từ đó gây nên các vấn đề nguy hiểm về tâm lý và sức khỏe.

Có thể nói rằng, bệnh gai cột sống sẽ trở nên nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng khó lường nếu như bệnh nhân không chủ động điều trị bệnh kịp thời. Chính vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hợp lý.

Cách chữa gai cột sống phổ biến

Để điều trị gai cột sống, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian. Ngoài ra, để làm thuyên giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng và tức thời, chúng ta nên dùng thuốc Tây. Mặc dù vậy, việc uống thuốc Tây cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ, tránh trường hợp lạm dụng thuốc sẽ khiến cho cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ. Một số loại thuốc Tây mà bệnh nhân có thể tham khảo để sử dụng gồm:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau do các bệnh lý về xương khớp gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Trong thuốc có chứa rất nhiều hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau. Sau khi dùng thuốc từ 3 đến 4 giờ, các cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần.
  • Nhóm thuốc không chứa steroid: Điển hình như thuốc NSAIDs.
  • Eperisone HCL: Có tác dụng làm giãn mạch, giãn cơ vân, làm suy giảm phản xạ ở các tủy. Từ đó giúp đem lại cho người bệnh cảm giác thư thái, dễ chịu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang