Bệnh nhân thấp khớp nên ăn gì?

Bệnh thấp khớp là một trong những dạng thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp. Dấu hiệu điển hình của bệnh này thường là xuất hiện các cơn đau, sưng viêm và khó vận động… Việc hiểu về bệnh và phòng tránh bệnh sớm là việc rất cần thiết để mọi người có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình và sức khỏe của những người thân trong gia đình nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy tìm hiểm cùng chúng tôi qua bài viết sau đây.

thap-khop

Bệnh nhân thấp khớp nên ăn gì? 

Các dạng thấp khớp thường gặp nhất 

Dựa vào từng đặc điểm khác nhau mà viêm khớp dạng thấp gây ra mà người ta chia thành các loại thấp khớp như sau:

– Viêm khớp dạng thấp: Là một trong những bệnh tự miễn khó tránh, gây nên bởi một phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân.

– Viêm đốt sống: Cột sống là bộ phận phải chịu rất nhiều sức ép trong suốt cuộc đời. Khi các khớp cột sống bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, chúng có thể gây sức ép lên các dây thần kinh và phát sinh ra chứng đau dọc theo cánh tay với cảm giác tê và đau nhói ngón tay, đau ở vùng thắt lưng.

– Viêm xương khớp: Khác hoàn toàn dạng trên vì thực ra không có viêm tấy và xuất hiện vào cuối tuổi trung niên. Bệnh được xem là do tiến trình lão hóa “tự nhiên” của các khớp. Tuy nhiên với người già trước tuổi thì hiện tượng này xuất hiện sớm hơn.

– Viêm khớp nhiễm trùng: Có thể xuất hiện khi mắc phải một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh cúm, hay có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm vi khuẩn với một bệnh lây bằng đường tình dục, chẳng hạn bệnh lậu.

Chế độ dinh dưỡng khi bị thấp khớp

Chú ý tới việc ăn uống là một cách khôn ngoan để bệnh thấp khớp nhanh chóng biến mất. Chế độ ăn uống khoa học ngay sau từ việc bổ sung một số acid béo Acid béo hệ Omega-3 và một số dinh dưỡng giàu chất Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

– Dầu cá  dầu acid béo hệ Omega-3 : Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn. Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi , cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống.

thap-khop-1

Tuy nhiên khi dùng dầu cá liều cao như trên bệnh nhân cần được tư vấn của bác sỹ vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu). Thêm vào đó, dầu cá liều cao cũng có thể tương tác bất lợi với những loại thuốc đang uống theo toa để điều trị một bệnh khác (như hạ huyết áp chẳng hạn).

– Acid béo hệ Omega-6 GLA : Là một chất có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày.

–  Vitamin C: Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.

– Vitamin E và Còn beta-carotene : Người ta cũng đã chứng minh các thức chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có ông dụng tương tự.

Như vậy vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị bệnh khớp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top