Bệnh vẹo cột sống – Nguyên nhân và cách điều trị

Vẹo cột sống là tình trạng cong bất thường của cột sống sang một bên và thường không rõ nguyên nhân. Vẹo cột sống nhẹ không cần điều trị tuy nhiên, nếu nặng sẽ phải phẫu thuật.
Cột sống bình thường có 3 đường cong tự nhiên tạo thành hình chữ S: ở cổ, lưng trên và lưng dưới. Nhìn từ phía sau, cột sống khỏe mạnh nằm trên 1 đường thẳng. Với những người bị vẹo cột sống, nếu nhìn từ phía sau sẽ bị nghiêng bất thường sang một bên.
Triệu chứng thường gặp của bệnh gù cột sống
– Hai vai không đều (vai bị lệch sang một bên), xương bả vai nhô cao một bên
– Hai bên hông không đều nhau, đường thẳng nối hai mào chậu lệch nghiêng, tức là bị cong vẹo cột sống do bệnh lý ở khung chậu hay ở hai chi dưới
494nguyennhanveocotsong
Mô phỏng hình ảnh cột sống bị vẹo
– Lưng hình thang: Khi bệnh nhân cúi hoàn toàn ra trước, hai nửa lồng ngực vẫn cân xứng, nhưng không tròn đều, mà có góc cạnh hình thang, đây là dấu hiệu bệnh lý của chứng gù thiếu niên. Nếu cột sống vẹo nhiều, thường kèm theo biến dạng xoay. Có thể vẹo hai, ba đường cong và kèm theo gù lưng
Ngoài ra còn có thể có triệu chứng đau lưng, khó thở, khi ấn vùng gù và thắt lưng đau hoặc gõ liên tục thì gây đau vùng thắt lưng.
Nguyên nhân gây gù cột sống ở giới trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, tuy nhiên đây vẫn là còn giả thuyết gây tranh cãi trong giới y học.
Yếu tố di truyền
Risenborough và Wynne – Davies cho biết 11.1% soso bệnh nhân vẹo cột sống có mối liên hệ gia đình và có gien di truyền về vẹo cột sống.
Thiếu hụt mô
Sự xáo trộn cấu trúc mô của cột sống (xương, cơ, dây chằng, đĩa sống) đều có thể là nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống.
Hiện tượng tăng trưởng cột sống bất thường của cột sống
Vị trí xảy ra hiện tượng này ở bên phải và bên trái, giữa phía trước và phía sau cũng có thể sinh ra vẹo cột sống
Bất thường ở hệ thống thần kinh trung ương
Rối loại ở não, tủy sống và cơ thể có thể đưa tới vẹo cột sống.
Di chứng từ một số bệnh có thể gây gù lưng như còi xương, lao cột sống, tật đốt sống, u gây xẹp vùng thân trước đốt sống hoặc do bẩm sinh; gù kết hợp với bệnh lý thần kinh cơ; gù sau chấn thương cột sống, u bướu cột sống, nhiễm trùng cột sống hoặc viêm khớp…
Điều đáng quan ngại với tình trạng hiện tại khi tỷ lệ học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là ngồi sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi…
Phương pháp khắc phục và cách điều trị
Khắc phục bệnh gù vẹo cột sống hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh
1. Tập xà: làm một cái xà ngang chắc chắn, vừa tay nắm, cao hơn tầm tay với chừng 15-20cm. Buổi sáng, sau khi đã đã khởi động đầy đủ, cháu đu mình lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người.
Động tác này là dùng sức nặng cơ thể để kéo thẳng cột sống mà tránh được gù lưng. Khi treo mình, cần hít thở đều đặn, hai tay vẫn giữ thẳng, không lên gân. Buổi đầu chỉ giữ khoảng 5 phút, hoặc thấy hơi mỏi thì ngừng. Các buổi sau tăng dần thời gian và số lần thực hiện, như đu xà ngày 2 lần sáng và chiều hoặc xen kẽ giữa giờ học ở nhà, nhưng không tập đến mức nhức mỏi, dễ nản chí.
2. Sử dụng bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi (bàn cao bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế bằng 27%). Tư thế khi ngồi học phải ngay ngắn, không nghiêng về bên phải hoặc trái
3. Tập thư thế đứng thẳng bằng cách đặt một quyển sách trên đầu và bước đi sao cho quyển sách không bị rơi.
4. Hạn chế gánh, mang vác, đội những vật quá nặng. Không mang cặp quá nặng, mang một bên.
5. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả có nhiều vitamin D, canxi để xương phát triển tốt.
6. Khi ngủ nên nằm giường cứng, không gối đầu quá cao. Nằm ngửa thẳng đầu, thân mình và 2 chân 2 tay duỗi thẳng.
7. Luyện tập thể thao đều đặn, đặc biệt là các môn: bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao…
Bài tập giúp nắn lại tư thế đúng cho cột sống
Về điều trị bệnh, theo TS Nguyễn Văn Chương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng lượng cho biết, đối với trường hợp vẹo cột sống thì điều trị chủ yếu là nắn lại tư thế ngồi học, làm việc cho đúng. Sau đó người bệnh có thể theo các phương pháp sau đây.
Phương pháp tập
1. Bài 1 – Nằm: Người bệnh thường xuyên nằm trên giường cứng, dùng chiếc gối kê vùng bị vẹo để lấy tư thế chuẩn.
Bàn cong là dụng cụ hỗ trợ nắn tư thế đúng cho cột sống
2. Bài 2 – Đứng: Khi bị vẹo cột sống thì bên vai vẹo sẽ thấp hơn vai lành, do vậy để cân bằng 2 vai thì người bệnh thường xuyên tập động tác đứng vươn vai. Theo đó, giơ tay bên bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ vững tư thế này khoảng 30 giây, ngày làm từ 10 – 20 lần.
3. Bài 3 – Kéo giãn: Dùng ghế cong để kéo giãn cột sống. Người bệnh nằm trên ghế, thả lỏng người xuống, đầu hướng về phía đất, thực hiện ở 2 tư thế sau: Tư thế 1 (để 2 tay vắt sau gáy, 2 chân duỗi thẳng lên tay ghế, người nằm xuống, dùng lực nâng người lên khoảng 10 lần, sau đó nghiêng người sang bên trái, phải mỗi bên 15 lần. Tư thế thứ 2 (người bệnh ngồi lên ghế, 2 chân vắt vào 2 tay ghế làm điểm tựa, 2 tay vắt sau gáy dùng lực kéo người từ tư thế nằm sang ngồi. Rồi nghiêng đầu, mình sang bên trái và phải 15 lần.
Phương pháp chườm
Người bệnh nằm trên giường, dùng 2kg muối rang nóng, khô cho vào gối kê vào chỗ vẹo để mục đích làm giãn cơ, không đau. Cứ làm như vậy liên tục và mỗi ngày lại lấy muối ra rang lại. Không nên dùng phương pháp chườm ngải cứu, cúc tần, bởi những vị thuốc này nằm lên dễ ướt, sinh vi khuẩn.
Xoa thuốc thảo dược
Sau khi người bệnh tập tất cả các động tác trên thì dùng phương pháp xoa bóp. Nguyên liệu dầu xoa gồm: Hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết giáp, khúc khắc, dầu long não, tinh dầu bạc hà. Mỗi thứ 10g/1 lít cồn, ngâm khoảng nửa tháng, rồi xoa thường xuyên ngày 2 lần lên bên vẹo cột sống.
Vẹo cột sống tiến triển
Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống đều nhẹ và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, chứng vẹo cột sống tiến triển là tình trạng đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị y tế, nó có thể gây ra tình trạng:
– Đau lưng liên lục
– Viêm đốt sống
– Khó thở khi lồng ngực bị nén
– Tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực.
– Viêm phổi
– Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương.
Khuyết tật về thể chất có thể làm giảm chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống.Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, nên đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa vì các trường hợp vẹo cột sống nhẹ cũng có thể diễn tiến âm thầm thành vẹo cột sống nặng hoặc rất nặng. Sau đó, người bệnh nên kết hợp phương pháp để chỉnh lại tư thế đúng cho cột sống.
http://tamngam.com

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top