Rối loạn tiền đình đúng là thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên (khoảng 35%) nhưng cũng có thể gặp ở học sinh, sinh viên, người trẻ tuổi. Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh, sinh viên…Cùng Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình khi đến tuổi
Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình. Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao. Bệnh do nhiều nguyên nhân: viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai…, chấn thương đầu, rối loạn tuần hoàn máu. Rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress…) Khi hệ tiền đình bị tổn thương, rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm: Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng; Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian; Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…; Rối loạn thính giác như ù tai; Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý…; Tùy cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường xuyên hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.