Điều trị gai thoái hoá đốt sống

Điều trị gai thoái hoá đốt sống

Điều trị gai thoái hoá đốt sống

Điều trị gai thoái hoá đốt sống.Nguyên nhân khiến Thoái hóa cột sống lưng trở thành căn bệnh nguy hiểm bởi đây là một bệnh nan y có thể gây liệt và teo cơ với nguy cơ mắc phải cao, nhưng người bệnh lại thường chủ quan với các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu. Đợi tới khi bệnh tiến triển nặng hơn, để lại nhiều biến chứng không thể đảo ngược thì đã muộn.

Chúng ta thường bỏ qua các cơn đau lưng, mỏi gối, căng cơ thông thường mà không thực sự xem trọng sức khỏe của hệ thống cột sống cơ thể – đây là một sai lầm vô cùng phổ biến. Sự thật Thoái hóa cột sống là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải trong các giai đoạn của cuộc đời, chủ yếu ở người lớn tuổi, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Vậy Thoái hóa cột sống lưng là gì?

Cột sống của con người gồm 33 đốt sống với 4 phần chính: đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống lưng và xương cụt. Giữa các đốt xương ở cột sống là đĩa đệm có vai trò như miếng đệm giảm xóc cho cột sống, giúp các đốt sống cử động, xoay nghiêng hoặc chịu áp lực của trọng lực khi mang vác vật nặng. Những đốt sống này được nối với nhau bằng các sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ vào hệ thống cơ. Vậy nên, khi tuổi ngày một cao kéo theo xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn dần, đến khi không còn đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa.

Thoái hóa cột sống lưng có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên trong giai đoạn đầu hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau, nhức, căng cơ ở vùng thắt lưng, có thể lan rộng đến hông và chân, khó khăn trong cử động, cúi, gập người. Trong các giai đoạn tiếp theo, cử động cột sống sẽ gây khó chịu, phát ra tiếng lục khục, ảnh hưởng tới giấc ngủ, co cứng cơ cạnh cột sống, …

5 nguyên nhân chính gây ra Thoái hóa cột sống lưng:

  • Do tuổi tác: Cột sống dần lão hóa theo quy luật tự nhiên, trở nên suy yếu và giảm sức nâng đỡ cơ thể, khả năng tái tạo các tế bào sụn mới giảm sút kéo theo chất lượng sụn khớp kém dần.
  • Do sinh hoạt và lao động sai tư thế: Những người có các tư thế xấu như nằm, ngồi, đứng xiêu vẹo, ngồi học và làm việc trong thời gian dài liên tục với tư thế gù lưng, hướng đầu về phía trước, do mang vác vật nặng, … khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, sai lệch, mô xương, cơ, dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa.
  • Do béo phì: Thừa cân, béo phì hay tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm cũng sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
  • Do chấn thương, tai nạn: Chấn thương ở cột sống thắt lưng do tai nạn lao động, tập luyện thể thao quá sức khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.
  • Do dị tật bẩm sinh, yếu tố di truyền hoặc chuyển hóa từ bệnh khác.

Thoái hóa cột sống lưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm!

Thoái hóa cột sống lưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm!
Thoái hóa cột sống lưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm!

Thoái hóa cột sống lưng diễn ra rất từ từ, là giai đoạn của cả một quá trình thoái hóa xương khớp và không có nhiều biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát, do đó dễ bị bỏ qua. Điều này càng khiến người bệnh chủ quan và không ý thức được rõ ràng về tầm nguy hiểm của bệnh, có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe:

  • Hạn chế khả năng vận động: Thoái hóa cột sống có thể gây viêm khớp, mọc gai, mòn sụn giữa các đốt sống, giảm khả năng chịu lực và đàn hồi của cột sống, dẫn đến đau, cứng khớp và gây khó khăn trong việc cúi, gập, xoay nghiêng người. Trong tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn, một cơn ho cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Bại liệt, tàn phế, teo cơ: Thoái hóa cột sống lưng sẽ làm các kênh xương bị thu hẹp hoặc mọc gai xương, gây chèn ép vào các lỗ liên hợp đốt sống và rễ dây thần kinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của các chi, khiến tay, chân trở nên tê bì, suy yếu, lâu dần dẫn đến teo cơ, thậm chí tàn phế.
  • Thoát vị đĩa đệm: Một khi cột sống đã bị thoái hóa, chỉ cần một tác động đủ mạnh cũng có thể khiến đĩa đệm bị chèn ép và thoát vị, có khả năng gây đau rễ thần kinh, rối loạn đại tiểu tiện, đau lưng dữ dội, …
  • Rối loạn tiền đình:Hội chứng rối loạn tiền đình xảy ra khi thoái hóa làm tổn thương lỗ liên hợp, chèn ép mạch máu. Người bệnh bị rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, thường xuyên đau đầu, mất ngủ. Đặc biệt người già thường bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.

Điều trị Thoái hóa cột sống lưng: Chọn triệu chứng hay gốc rễ?

Việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng nếu chỉ đơn thuần dùng thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cao, cơn đau sẽ tái đi tái lại nếu các nguyên nhân gây đau vẫn còn. Bởi thuốc chỉ có tác dụng ức chế tạm thời triệu chứng của bệnh chứ không tập trung điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh chọn vật lý trị liệu để giúp cơ cạnh sống và dây chằng được xoa dịu, tạm thời chịu được các hoạt động hàng ngày chứ không có khả năng điều trị triệt để bệnh.

Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu người bệnh đã tiến đến giai đoạn cuối của thoái hóa, bị biến dạng cột sống và giới hạn chuyển động vĩnh viễn. Tuy nhiên, khả năng hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật là rất thấp, nguy cơ biến chứng cao và hoàn toàn có thể tái phát!

Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống đã được nghiên cứu hơn 120 năm qua tại Mỹ cùng 65 quốc gia khác trên toàn thế giới, chuyên để điều trị các bệnh về Cơ – Xương – Khớp – Cột Sống và luôn được ưu tiên áp dụng trước các biện pháp nội ngoại khoa truyền thống khác.

Chuyên gia Chiropractic sẽ lên phác đồ điều trị riêng tùy vào tình trạng thoái hóa của từng bệnh nhân, sau đó tiến hành điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất trên cột sống lưng, các điểm xoắn cơ nhằm giải phóng sự chèn ép lên một hoặc nhiều dây thần kinh cột sống và tủy sống, kích thích khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể.

Chiropractic đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị Thoái hóa cột sống lưng bởi phương pháp này can thiệp từ gốc bệnh chứ không chỉ đơn thuần điều trị các triệu chứng đau nhức thông thường. Việc cải thiện chức năng của hệ thần kinh đã cho thấy kết quả rất tích cực, giải quyết nhiều vấn đề về Cơ Xương Khớp và ngăn chặn quá trình thoái hóa tiếp tục diễn ra. Phương pháp này được được khuyên dùng bởi hoàn toàn không cần dùng thuốc, tiêm, giảm thiếu nguy cơ phải phẫu thuật cột sống hoặc thay khớp, giúp cơ thể duy trì được một sức khỏe ổn định, cột sống vững chắc, dẻo dai

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top