NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG KHÔNG ĐỨNG THẲNG ĐƯỢC

Đau lưng không đứng thẳng được là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề khó chịu này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, đôi là khi là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, tốt hơn hết, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Đau lưng không đứng thẳng được là gì?

Đau lưng không đứng thẳng được là tình trạng vùng lưng bị đau dữ dội sau khi duy trì một tư thế trong thời gian dài, khiến người bệnh phải khom lưng thay vì đứng thẳng. Đây là vấn đề rất thường gặp, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn xảy ra phổ biến ở thanh thiếu niên.

Tình trạng này thường có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu được chăm sóc và thực hiện vật lý trị liệu phù hợp. Nếu mức độ tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị đau lưng phức tạp hơn để đạt được hiệu quả tích cực nhất.

Nguyên nhân gây đau lưng không đứng dậy được

Tình trạng đau lưng không đứng dậy được xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố điển hình phải kể đến bao gồm: (2)

1. Bong gân hoặc căng cơ lưng

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Cả hai tình trạng đều xảy ra khi dây chằng hoặc cơ lưng bị rách do căng thẳng và hoạt động quá mức (thừa cân, thực hiện động tác lặp đi lặp lại…). Trong khi đó, bong gân chủ yếu xuất phát từ việc kéo căng bất thường, dẫn đến chấn thương, chẳng hạn như thực hiện động tác mạnh, lặp đi lặp lại, không vận động thường xuyên…

Triệu chứng phổ biến là đau nhói vùng lưng dưới hoặc khu trú một bên. Cơn đau khiến người bệnh khó cúi xuống hay đứng thẳng hoàn toàn. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu chấn thương nghiêm trọng, người bệnh buộc phải thực hiện các phương pháp điều trị phức tạp, thời gian phục hồi cũng lâu hơn.

2. Đau thần kinh tọa

Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh ở phần dưới cột sống bị chèn ép. Trong đó, dây thần kinh hông là loại dài và lớn nhất trong cơ thể nên rất dễ bị ảnh hưởng, gây cảm giác đau khắp cơ thể. Cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Mặc dù chèn ép dây thần kinh thường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này nhưng một số trường hợp có thể do co thắt cơ. Triệu chứng phổ biến cũng là đau lưng không đứng thẳng được.

3. Thoát vị đĩa đệm

Tình trạng này xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, đi xuyên qua các dây chằng vào ống sống, gây chèn ép ống sống hoặc dây thần kinh gần đó. Ngoài ra, các chất được giải phóng từ đĩa đệm bị rách chứa chất kích thích còn có khả năng làm trầm trọng thêm hiện tượng viêm dây thần kinh.

Tình trạng này gây ra các cơn đau lưng dưới dữ dội, lan dần xuống hông, mông, đùi, bắp chân, khiến người bệnh rất khó đứng thẳng. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm lưng còn gây tê hoặc ngứa ran, các cơ vùng lưng bị ảnh hưởng cũng có thể trở nên yếu hơn bình thường.

4. Hẹp ống sống

Đây là hiện tượng thu hẹp không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh và tủy sống đi qua cột sống. Hẹp ống sống thường xảy ra ở vùng thắt lưng, liên quan trực tiếp đến vấn đề đau lưng không thể đứng được. Nguyên nhân do tư thế thẳng đứng làm tăng áp lực lên các rễ thần kinh bằng cách làm giảm khoảng trống của cột sống.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng đau này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, nhiều trường hợp có thể tự thuyển giảm sau khi điều trị tại nhà (nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, chườm, kéo giãn…). Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tiến triển nghiêm trọng, không thuyên giảm hoặc xảy ra đồng thời các triệu chứng bất thường khác, người bệnh phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Một số dấu hiệu đáng lo ngại cần lưu ý gồm:

  • Tiêu tiểu không tự chủ
  • Yếu chân
  • Đau liên tục.
  • Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài.
  • Cứng cột sống.
  • Tê vùng hội âm
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Cơn đau là kết quả của các chấn thương thể chất, chẳng hạn như tai nạn xe hơi, va chạm trong thể thao…

Cách điều trị đau lưng không đứng thẳng được

1. Thuốc

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường là lựa chọn điều trị ưu tiên đối với tình trạng đau lưng không thể đứng thẳng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm một số vấn đề về đường tiêu hóa.

Hầu hết những cơn đau nhẹ đều có xu hướng cải thiện đáng kể sau khoảng 3 – 4 tuần dùng NSAID, thậm chí là nhanh hơn. Các trường hợp không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu thuyên giảm nào, đồng thời xuất hiện triệu chứng sốt nên liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi sớm.

2. Chườm nóng và lạnh

Phương pháp chườm lạnh nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 phút có tác dụng chậm quá trình lưu thông máu, từ đó giúp làm giảm triệu chứng co thắt, sưng viêm, đau đớn cho vùng lưng. Khi tình trạng đau nhức đã bắt đầu giảm bớt, người bệnh có thể tiến hành chườm nóng 20 phút để nới lỏng, làm dịu các cơ bị căng, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường lưu thông máu.

Đây là giải pháp hữu ích để thúc đẩy quá trình chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến mô bị viêm. Ngoài ra, lưu lượng máu tăng lên cũng đồng thời giúp cơ thể loại bỏ các chất kích thích tích tụ tại vùng bị ảnh hưởng. Điều này là một phần quan trọng trong quá trình điều trị vì tạp chất độc hại có thể làm tình trạng viêm thêm trầm trọng nếu không được giải phóng.

3. Vật lý trị liệu

Quy trình trị liệu tập trung vào việc đẩy nhanh thời gian phục hồi, khôi phục khả năng vận động và toàn bộ phạm vi chuyển động. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình tiến triển, sau đó điều chỉnh kế hoạch tập luyện khi cần thiết. Ngoài ra, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình trị liệu cũng có khả năng làm giảm tỷ lệ tái phát và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề đau lưng khác trong tương lai.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu tất cả các phương pháp điều trị trên hoàn toàn không mang lại hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh nhức lưng không đứng dậy thẳng người

Tình trạng đau lưng không thể đứng dậy hoàn toàn có thể phòng ngừa ngay từ đầu thông qua các giải pháp hữu ích sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần, có thể thực hiện kết hợp các bài tập hoạt động thể chất cường độ thấp và cường độ cao, chẳng hạn như: đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu, bơi lội…
  • Thực hành tư thế đúng khi đi bộ bằng cách giữ thẳng lưng và tránh cúi xuống hoặc cúi người quá xa về phía trước.
  • Thực hành tư thế đúng khi sử dụng điện thoại, máy tính…
  • Sử dụng kỹ thuật nâng phù hợp, chẳng hạn như giữ một vật càng gần cơ thể càng tốt, duy trì tư thế đứng rộng, uốn cong từ chân thay vì lưng, tuy nhiên tốt nhất nên tránh nâng đồ quá nặng.
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, với thực đơn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy vùng lưng xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường.

Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu Ngọc Đức

Chuyên tư vấn, thăm khám và điều trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu các bệnh về Cơ Xương Khớp, cột sống lưng, cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa …

Cơ sở I: 001 Lô H, chung cư Lê Thị Riêng, Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, TPHCM
08.22369898 – 0906.700345
Cơ sở II: Số 06, đường 6B, KDC Vĩnh Lộc, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.HCM
02836060666 – 0907 289 505
phongkham@ngocduc.com.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top