Trạng thoái hóa xương khớp ở cột sống phổ biến nhất. Nếu như chỉ dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh mà không có các chẩn đoán phân biệt rõ thì mọi người rất dễ nhầm lẫn giữa thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.
Thoát vị đĩa đệm và gai cột sống
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, ra ngoài bao xơ chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh. Gai cột sống là tình trạng bệnh thoái hóa xương khớp ở vùng cột sống trong đó có sự hình thành phần xương thừa (gai xương) ở bên ngoài hoặc ở hai bên cột sống.
Từ khái niệm ta có thể phân biệt được rõ ràng 2 bệnh này: bệnh gai cột sống xảy ra tại các đốt sống còn thoát vị đĩa đệm xảy ra tại đĩa đệm của cột sống. Điểm chung của thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là đều có phần thừa ra (gai xương, nhân nhầy) gây chèn ép vào các vùng xung quanh (các mô, dây chằng, dây thần kinh, tủy sống) dẫn tới các biểu hiện triệu chứng bệnh
Một điểm chung nữa của thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là vị trí xảy ra tình trạng bệnh. Đó là vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng, do đây là 2 vị trí chịu nhiều áp lực nhất ở cột sống khi cơ thể đi lại, vận động hay khi đứng hay ngồi.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm:
đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt sống có vai trò đàn hồi, giảm áp lực, bảo vệ cột sống, đĩa đệm có cấu trúc gồm phần bao xơ dày chắc bên ngoài và phần nhân nhầy bên trong. Khi cột sống thường xuyên phải chịu nhiều áp lực thường xuyên kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau thì đĩa đệm rất dễ bị tổn thương. Bao xơ có thể bị rách ra và nhân nhầy đĩa đệm thoát ra bên ngoài dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gai cột sống:
khi cột sống bị viêm hay tổn thương, cơ thể sẽ tăng cường sửa chữa bằng cách huy động canxi đến. Quá trình sửa chữa này vô tình làm dư thừa , lắng đọng canxi ở các đốt sông hay dây chằng dẫn tới hình thành gai cột sống. Gai cột sống có thể xuất hiện ở phần trước, mặt bên thân đốt sống hoặc mặt sau cột sống.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm và gai cột sống đa phần là do cột sống bị thoái hóa, tổn thương vì các thói quen sinh hoạt, tai nạn chấn thương hay các bệnh viêm xương khớp ở cột sống:
Các đối tượng dễ bị gai cột sống và thoát vị đĩa đệm là:
Người cao tuổi: ở độ tuổi càng cao thì quá trình lão hóa, thoái hóa diễn ra càng mạnh mẽ. Khi đó cột sống không còn vững chắc, đàn hồi và kahr năng chịu lực như trước thì rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
+Người thường xuyên vận động sinh hoạt không tốt: người ngồi nhiều, ít vận động hay người thường xuyên lao động mang vác nặng thì có nguy cơ cao mắc bệnh cột sống.
+Người thừa cân béo phì: việc cân nặng quá lớn sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực thường xuyên hơn rất dễ dẫn tới tổn thương, thoái hóa, thoái vị đĩa đệm, gai cột sống.
Các biểu hiện:
Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống gần như là tương đồng với nhau: đau nhức, tê bì tại vị trí cột sống bị bệnh và người bệnh bị hạn chế khả năng vận động.
Trong giai đoạn đầu của bệnh (nhân nhầy đĩa đệm chưa thoát ra ngoài hay gai cột sống mới được hình thành) thì chưa có sự chèn ép tác động vào các vùng khác nên bệnh nhân thường chưa có các biểu hiện triệu chứng rõ ràng.
Khi bệnh phát triển mạnh hơn, lúc này nhân nhầy đĩa đệm đã thoát ra ngoài, gai cột sống đã lớn hơn gây chèn ép vào các vùng xung quanh như mô, dây chằng, dây thần kinh… dẫn tới người bệnh có các biểu hiện triệu chứng:
+Đau nhức, tê bì tại vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống. Những cơn đau nhức, tê bì xảy ra thường xuyên, tăng lên khi người bệnh vận động, đi lại và giảm xuống khi người bệnh nghỉ ngơi.
+Đau nhức, tê bì có thể lan sang vùng vai và 2 tay nếu người bệnh bị ở cột sống cổ, còn nếu bị ở cột sống thắt lưng thì có thể lan sang vùng hông, mông, 2 chân.
+Sự chèn ép của thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống vào cơ và dây chằng sẽ khiến cho việc cử động đi lại của người bệnh sẽ khó khăn, hạn chế. Hơn nữa do đau nhức nhiều nên người bệnh sẽ hạn chế vận động dẫn tới cơ gân sẽ bị suy yếu dần theo thời gian.
+Một số trường hợp nặng gai cột sống hay nhân nhầy chèn ép vào tủy sống có thể sẽ dẫn tới mất khả năng kiểm soát tiểu tiện và đại tiện.
Sự liên quan mật thiết của thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.
Hai bệnh lý thoái hóa cột sống này có quan hệ qua lại lẫn nhau: người bệnh bị gai cột sống có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm và ngược lại người bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ cao mắc gai cột sống. Nguyên nhân của điều này là do:
+Với trường hợp thoát vị đĩa đệm: nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra sẽ dẫn tới tình trạng hẹp, xẹp đĩa đệm, khi đó 2 đốt sống sẽ thường xuyên cọ xát vào nhau dẫn tới hình thành gai cột sống.
+Với trường hợp gai cột sống: gai xương phát triển lớn dần lên có thể sẽ tác động chèn ép vào đĩa đệm, gây tổn thương đĩa đệm và nguy cơ cao dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
Bệnh nhân liên hệ điều trị thoát vị đĩa đệm tại phòng khám phục hồi chức năng Ngọc Đức.