1. Định nghĩa: Vẹo cổ là một tật thường gặp, do xơ hoá cơ ức đòn chũm bẩm sinh làm trẻ thường nghiêng đầu về một bên đồng thời mặt nhìn về bên đối diện.
2. Nguyên nhân: Chưa được biết rõ, có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, nhiễm khuẩn, chèn ép thai trong tử cung, chấn thương trong khi đẻ (thường do đẻ ngược).
3. Lâm sàng: Phát hiện ra bệnh thường do bác sĩ sản khoa nếu đứa trẻ sơ sinh có bướu ở cơ dễ nhận thấy sau 10-15 ngày. Bướu lớn dần trong vòng 2-4 tuần sau đó nhỏ dần và mất sau 5-6 tuần. Biến dạng thường thấy là: đầu méo, mắt xệ, một nửa mặt bẹt, xương chũm lồi, xương đòn và vai phía có tật cao hơn phía bình thường.
4. Điều trị:
– Bảo tồn: bằng VLTL sớm trong vài tuần đầu sau sinh.
– Phẫu thuật: khi phương pháp bảo tồn không có kết quả thì sau 6 tháng phải chuyển sang PT.
5. Phục hồi chức năng:
5.1. Mục đích:
– Ngăn ngừa co rút cơ ức đòn chũm.
– Lây lại tầm vận động bình thường của cột sống cổ.
– Sửa tư thế tốt, ngăn ngừa các biến dạng thứ cấp xảy ra ở sọ mặt và cột sống cổ.
5.2. Kỹ thuật:
– Xoa bóp: nhẹ nhàng trên cơ ức đòn chúm và cơ thang trên.
– Kéo giãn thụ động cơ ức đòn chũm: thực hiện 3 lần mỗi ngày. Sau khi xoa bóp, KTV kéo giãn bằng tay nhẹ nhàng, từ từ, bằng cách đẩy xoay đầu đưa trẻ về phía đối diện, dừng lại khi đứa trẻ kháng cự.
– Kéo giãn chủ động: dùng đồ chơi có nhiều màu sắc để kích thích đứa trẻ xoay đầu chủ động trong tư thế nằm sấp, nằm ngửa để dạt đến tư thế đối xứng.
– Chỉnh tư thế: đặt đứa trẻ nằm giứa chêm 2 túi cát 2 bên đầu. Khi nằm nghiêng về bân có khối u, kê gối nhỏ ở đầu cả hai bên.
– Điều trị tại nhà: KTV vừa làm vừa hướng dẫn cho người thân, sau vài tuần có thể người thân sẽ tiến hành kéo giãn cho trẻ tại nhà.
– Điều trị sau PT: áp dụng 36 giờ sau khi mổ, tiến hành tập chủ động có trợ giúp để lấy lại tầm vận động trong tư thế nằm sâp, nằm ngửa.
ST