Điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em

Đầu tiên phụ huynh cần phải sớm đưa con đi khám để xác định mức độ bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường dùng hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt (VNG) và điện thế cơ kích gợi tiền đình (VNG) để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý nhất. Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức

Ở trẻ em việc dùng thuốc có thể không được khuyến khích do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó là chú trọng điều trị các bệnh nền, điều chỉnh lối sống lành mạnh, cải thiện chức năng vận động để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Bác sĩ Ngọc

Xử lý điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em tại chỗ

Nếu thấy con có các dấu hiệu rối loạn tiền đình xuất hiện đột ngột, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi nghỉ ngơi, tránh việc tham gia vận động để bé kịp thời hồi sức. Cụ thể phụ huynh cần nhanh chóng thực hiện những điều sau đây

  • Đưa bé đi nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ thoáng mát, nếu là buổi tối nên để đèn ngủ lờ mờ để bé có thể nhìn thấy và định hình hướng, tránh việc phòng quá tối có thể làm bé sợ hãi
  • Nếu bé cảm thấy buồn nôn hãy để con nôn hết ra, kích cho bé nôn hết, sau đó cho bé súc miệng lại và bù nước bù khoáng bằng cách uống oresol. Ngoài ra cũng có thể cho con uống một cốc sữa nóng để tránh bé bị đói và lả người đi sau khi vừa nôn
  • Nên cho bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, mặc trang phục rộng rãi, kê cao gối đầu và kê chân lên khi ngủ để ngủ ngon hơn

Phụ huynh cũng nên ngủ cùng để kiểm soát phòng ngừa bé có các dấu hiệu bất thường khác như hạ huyết áp hay sốt cao. Chú ý tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm ngược lại. Trong trường hợp trẻ nôn ói nặng, ngất xỉu, hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em y khoa

Việc dùng thuốc còn cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu liên quan đến các bệnh lý nền bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh nền để loại bỏ hoàn toàn rối loạn tiền đình. Phụ huynh không nên tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc nào khi thấy con đau đầu do có thể gây phản tác dụng vì dùng thuốc sai cách. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống chóng mặt đặc biệt dành cho người rối loạn tiền đình.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể cho bé dùng một số loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ bồi bổ trí não, cải thiện trí nhớ, đưa máu huyết lưu thông lên não ổn định nhưng không có quá nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên việc dùng TPCN cũng cần tham khảo ý kiến với bác sĩ kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Điều trị theo Đông y

Nhiều phụ huynh cũng thường điều trị theo Đông y nhằm giảm tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khoẻ của con. Với nguồn gốc từ thảo dược, y học cổ truyền giúp cải thiện từ từ các vấn đề bất thường tại tiền đình, hỗ trợ tăng cường máu não, cải thiện trí nhớ và chức năng vận động. Từ đó giúp bé khỏe mạnh hơn, có thể tham gia quá trình sinh hoạt vận động như bình thường.

Tuy nhiên cần chú ý rằng nếu đang trong giai đoạn điều trị các bệnh lý nền bằng Tây y thì không nên dùng các bài thuốc Đông y do có thể làm tương tác giữa các chất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ hơn nếu có nhu cầu sử dụng.

Tham khảo một số bài thuốc Đông y sau

  • Bài thuốc Nhị căn thang: Chuẩn bị cát căn 20g, Hải đới căn 30g, Xuyên khung 12g, Bán hạ 10g, Thạch xương bồ và đại giả thạch mỗi dược liệu dùng 16g. Làm sạch các dược liệu sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2- 3 lần. Dùng trong 3- 6 tháng liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể
  • Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Chuẩn bị Kỷ tử, đan bì, bạch cúc hoa, phục linh, trạch tả dược liệu dùng 120g; Sơn dược và sơn thù mỗi thứ 160g cùng Thục địa 320g. Sao vàng các dược liệu rồi đem tán thành bột, trộn đều cùng nhau rồi tạo thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 8g pha cùng nước ấm trong khoảng 70- 80 độ, thêm một chút muối dùng uống liên tục trong 2 tháng.
  • Bài thuốc Định huyễn thang: Dùng Bạch tật lê và trạch tả mỗi thứ 20g; Thiên ma cùng bán hạ 16g mỗi dược liệu; đạm trúc diệp cùng  phục thần, và cát nhân dùng mỗi thứ 12g; Long cốt 30g. Làm sạch các dược liệu rồi cho long cốt vào sắc trước, các dược liệu khác cho vào sau. Dùng uống ngày 2- 3 lần trong 5-  10 ngày liên tiếp sẽ thấy sức khoẻ ổn hơn hẳn.

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình tại nhà

Quá trình chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình cũng đóng vai trò rất quan trọng vào việc bé có nhanh khỏi bệnh hay không. phụ huynh cần tạo cho bé không gian nghỉ ngơi thoải mái hơn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tránh cho con phải chịu suy nghĩ áp lực nhiều nhưng vẫn cần hỗ trợ con tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Cụ thể, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Bổ sung chế độ dưỡng chất hợp lý, tăng cường vitamin nhóm A, nhóm B, omega3, canxi cùng các khoáng chất cần thiết khác.
  • Tăng cường rau xanh và các loại trái cây giúp bổ sung chất xơ cần thiết
  • Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp giảm nhanh những cơn đau đầu khó chịu
  • Đảm bảo cho bé uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ, sữa dinh dưỡng
  • Nếu con đang mệt nên ưu tiên các món ăn thanh đạm, hạn chế nêm nếm quá nhiều, món ăn mềm lỏng dễ tiêu hoá
  • Tránh xa những món ăn khô cứng, món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ hay các món ăn cần nêm nếm quá nhiều gia vị
  • Xem xét giảm cân cho bé một cách khoa học trong một số trường hợp cần thiết
  • Hỗ trợ bé luyện tập thể dục thể thao hằng ngày với những bộ môn phù hợp
  • Tránh cho con đi lại một mình, kể cả đi bộ đi đi xe đạp
  • Hướng dẫn con vận động đúng cách, tránh xoay đầu – cổ quá nhanh hay đứng lên ngồi xuống đột ngột
  • Không nên để con leo trèo hay ở trên tầng cao
  • Để đèn sáng lờ mờ khi ngủ giúp con xác định phương hướng nếu có vô tình thức dậy
  • Tránh để trẻ ngồi hay nằm quá lâu mà nên luyện tập vận động mỗi ngày
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời lạnh
  • Cùng con luyện tập các bài vật lý trị liệu theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế cho bé chơi các trò cảm giác mạnh hay đứng từ trên cao, kể cả xích đu hay cầu trượt
  • Đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh thoáng đãng, trẻ không bị tỉnh giấc giữa chứng
  • Cho con đi tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top