Bệnh gai cột sống có thể gây ra nhiều cơn đau nhức vô cùng khó chịu, khiến cuộc sống hàng ngày bị đảo lộn. Trong trường hợp này, liệu bạn có nên sử
dụng thuốc giảm đau gai cột sống không và có những biện pháp điều trị gai cột sống nào khác nữa?
1. Các vấn đề xoay quanh bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống xảy ra khi xương ở vùng đốt sống mọc gai. Các gai này trong Y Học Hiện Đại giải thích chính là phần mỏm xương lồi ra ở các khớp, độ dài ngắn. Sự hình thành gai xương là một quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, gai xương khi tồn tại lâu ngày sẽ phát triển và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí, chúng có thể tác động đến vùng tủy sống, đến rễ thần kinh và vô số hệ lụy to lớn khác.
2. Khi bị gai cột sống, bệnh nhân phải đối mặt với triệu chứng gì?
Khi bị gai cột sống, bệnh nhân có thể dễ dàng phát hiện thông qua 5 triệu chứng rõ rệt:
- Đau vùng cổ và vùng thắt lưng: khi bị gai cột sống, phần sụn tại đĩa đệm sẽ bị suy giảm hoạt động, từ đó tạo điều kiện để các đốt sống ma sát, gây mòn và tổn thương ở các khớp này, dẫn đến đau đớn, đặc biệt là khi vận động.
- Không có cảm giác tại đốt sống: bệnh nhân có thể bị mỏi lưng, đau từng cơn khi bị gai cột sống, nhưng cũng có trường hợp hoàn toàn mất cảm giác tại vị trí này.
- Không thể giữ cân bằng: bệnh gai cột sống gây ra các cơn đau dai dẳng và liên tục, vì vậy khiến hoạt động của bệnh nhân bị cản trở. Lâu ngày, bệnh nhân cũng ít vận động hơn, dẫn đến khí huyết kém lưu thông và cơn đau nghiêm trọng, mất cân bằng khi di chuyển, dễ té ngã.
- Đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát: gai cột sống khi tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, các hoạt động cơ bản như tiểu tiện hay đại tiện cũng khó được điểm soát.
- Yếu cơ: đây là triệu chứng khá điển hình của bệnh gai cột sống, bệnh nhân có cảm giác tê bì tại các chi, hoạt động cơ bắp và hoạt động của các cơ cũng yếu hơn, khiến việc di chuyển, cầm nắm… đơn giản cũng trở nên khó khăn.
3. Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh gai cột sống?
Theo thống kê, có 4 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý gai cột sống, bao gồm:
- Thoái hóa cột sống: nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gai cột sống. Bệnh này gây ra sự thay đổi ở cột sống cũng như tổ chức xung quanh đĩa đệm, tạo ra nguy cơ hình thành và phát triển của các gai cột sống.
- Lắng canxi: Đĩa đệm cột sống nếu bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng chùng giãn. Vì vậy, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách lắng đọng canxi tại đây để giúp phần dây chằng dày hơn, đảm bảo giữ vững được cột sống.
- Do vấn đề viêm ở xương khớp: viêm xương khớp có thể kích thích tạo thêm xương. Điều này khiến mật độ xương dày hơn, dễ hình thành gai xương.
- Chấn thương liên quan đến cột sống: sau khi chấn thương, cơ thể sẽ tự bù đắp lại phần xương mất đi. Tình trạng này có thể tạo ra gai xương.
4. Có nên sử dụng thuốc trị gai cột sống?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau gai cột sống. Tuy nhiên, không phải loại thuốc này cũng đem lại kết quả khả quan trong điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như chỉ định – hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ.
Trong đó, có một số loại thuốc chữa gai cột sống được khuyến nghị bởi nhiều chuyên gia sức khỏe.
4.1 Davinci Disis Discovery
Đây là một trong nhóm các thuốc gai cột sống rất được tin dùng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thành phần của thuốc gồm nhiều dược liệu có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh về xương khớp như pepsin, sụn khí quản bò rừng… Vì vậy, thuốc gai cột sống Davinci Disis Discovery thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng.
4.2 Fast Flex
Fast Flex là thuốc trị gai cột sống lưu hành phổ biến ở Mỹ, đồng thời cũng được ưa chuộng ở Việt Nam, đã được Cục quản lý dược phẩm Hòa Kỳ tiến hành kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt về tác dụng và độ an toàn đối với bệnh gai cột sống.
Thành phần chính của Fast Flex là rễ gừng, rễ nghệ, bioperine, MSM… với tác dụng giảm đau do gai cột sống và tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp mô sụn mới của cơ thể.
4.3 Orihiro Squalene
Orihiro Squalene cũng là một loại thuốc chữa gai cột sống nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Thuốc ở dạng viên, có thành phần chính được điều chế từ vi cá mập, có tác dụng đối với bệnh gai đốt sống và nhiều vấn đề xương khớp khác.
4.4 Chondroitin ZS
Chondroitin ZS là thuốc giảm đau gai cột sống đến từ Nhật Bản, được cung cấp bởi thương hiệu dược phẩm nổi tiếng Zeria Pharmaceutical. Thuốc gồm các thành phần chính là sụn vi cá, giáp, các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe xương khớp như Magie stearate, Natri saccharin, Chondroitin Sulfate…
Thuốc có tác dụng trong việc cải thiện nhanh cơn đau do gai cột sống, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc phải nhiều vấn đề xương khớp khác.
4.5 Glucosamine
Thuốc gai cột sống Glucosamine (loại 1000mg) là sự kết hợp hoàn hảo giữa Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại, đem đến nhiều tác dụng nổi bật như:
- Điều trị bệnh gai cột sống
- Kích thích tạo mới tế bào, thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất như canxi, collagen… làm chậm lão hóa.
- Giảm đau và bảo vệ vùng cơ khớp, mô sụn của cơ thể…
4.6 Các bài thuốc giảm đau gai cột sống từ Đông Y
Nếu như bạn lo ngại về tác dụng phụ của một số loại thuốc trị gai cột sống trong Tây Y, bạn có thể chọn một số bài thuốc Đông Y lành tính, an toàn và chi phí tiết kiệm sau.
- Hạt đười ươi
Đông Y sử dụng hạt đười ươi như một loại thuốc gai cột sống hiệu quả, với nguyên liệu bài thuốc như sau:
- Đười ươi khô: 5 hạt.
- Cam thảo: 2 – 3 nhánh.
Sau khi rửa sạch nguyên liệu, bỏ chúng vào 500ml nước rồi hầm trong khoảng 2 tiếng. Sau đó, uống nước thuốc này thay cho nước lọc mỗi ngày.
- Sử dụng xương rồng làm thuốc trị gai cột sống
Hãy lấy 2 nhánh xương rồng gai, sau đó gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch bằng nước muối và thái nhỏ. Sau khi có xương rồng thái nhỏ, hãy sao trên bếp đến khi phần xương rồng vàng đều, rồi sắc với 200ml nước đến khi còn một nửa.
Uống trực tiếp nước thuốc này 2 – 3 lần mỗi ngày.
Nói tóm lại, việc có nên sử dụng thuốc trị gai cột sống hay không phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Một số bài thuốc gai cột sống trong Đông Y cũng có nhiều tác dụng với độ an toàn cao, nhưng hiệu quả đến chậm hơn so với thuốc Tây Y.