Dấu hiệu bạn bị gai đốt sống cổ

Dấu hiệu bạn bị gai đốt sống cổ

Các cơn đau nhức khó chịu cảnh báo bệnh gai đốt sống cổ thường tập trung ở khu vực cổ vai gáy. Vì vậy, Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức giới thiệu mọi người  nhận biết dấu hiệu của bệnh qua những biểu hiện cụ thể như:

  • Xuất hiện tình trạng đau nhức ê ẩm vùng cổ. Cơn đau có xu hướng tăng nặng hơn khi cử động mạnh hoặc thời tiết thay đổi.

  • Vùng bả vai, vai gáy có cảm giác tê bì, nhức mỏi, hạn chế tầm vận động

  • Sau khi ngủ dậy cảm thấy bị căng cứng cổ và khó cử động khớp cổ. Việc quay đầu sang phải, sang trái thiếu linh hoạt và trở nên khó khăn

  • Xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu, cảm giác đau buốt lan đến đỉnh đầu

  • Người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ,…

  • Nếu gai đốt sống cổ kèm theo bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh còn cảm thấy chân tay bị rối loạn cảm giác, tê bì, nhức mỏi,… Có thể dẫn đến bại liệt.

Những nguyên nhân gây gai đốt sống cổ

Xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai đốt sống cổ sẽ giúp mọi người chủ động phòng ngừa. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bệnh thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

 1. Mắc bệnh viêm khớp cột sống mãn tính

Căn bệnh này khiến cho phần sụn của cột sống bị bào mòn sớm hơn so với độ tuổi. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến sụn mất dần sự liên kết và khả năng tiết dịch nhờn. Khi đó, các đầu đốt sống sẽ thường xuyên cọ xát vào nhau và hình thành nên gai xương, dẫn đến bệnh gai đốt sống cổ.

2. Mắc bệnh do yếu tố tuổi tác

Quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể người không tránh được sự lão hóa xương khớp. Khi tuổi cao, chức năng của gan, thận và các cơ quan khác sẽ bị suy yếu, chất dinh dưỡng không được chuyển hóa kịp thời.

Điều này sẽ gây ra tình trạng lắng đọng canxi ở các dây chằng. Lượng canxi bị lắng đọng sẽ hình thành nên các gai xương xung quanh đốt sống cổ.

3. Chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt

Các chấn thương về cột sống thường gặp trong quá trình làm việc, sinh hoạt như trật khớp, bong gân, gãy xương,… cũng là nguyên nhân gây ra gai đốt sống cổ. Bởi các tổn thương này sẽ không thể lành lặn hoàn toàn như ban đầu.

Hơn nữa, trải qua một lần bị chấn thương, sự lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra sớm hơn và gây ra bệnh gai đốt sống cổ.

4. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Ăn ít rau xanh, lạm dụng chất kích thích, sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều mỡ động vật,… khiến cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng bị quá tải cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh gai đốt sống .

Bên cạnh các nguyên nhân chính gây bệnh còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ở người trẻ mà mọi người cần lưu ý là:

  • Yếu tố di truyền

  • Thừa cân, béo phù

  • Lao động nặng nhọc, quá sức

  • Ngồi làm việc sai tư thế

Chữa gai đốt sống cổ như thế nào ?

Một số phương pháp mà chúng tôi gợi ý sau đây có thể giúp bạn có cái nhìn bao quát về những cách điều trị gai đốt sống cổ phổ biến hiện nay:

Kéo dãn đốt sống cổ

1. Phương pháp châm cứu

Phương pháp này giảm đau đáng kể cho bệnh nhân. Người bấm nguyệt sẽ xác định các huyệt chính, các huyệt đạo quan trọng ở mông, đùi, cẳng, gót chân. Sau đó sẽ xác định sự liên kết giữa các huyệt đạo như thận du, đại trường du, ủy trung, thứ liêu và tiến hành châm cứu.

2. Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt.

Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Vật lý trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt

 Phương pháp này có tác dụng tương tự như châm cứu, nhưng các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, hiệu quả hơn bởi các động tác xoa xát, miết, bóp, day, lăn sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng xương các vùng đau nhức liên quan.

3. Phương pháp dùng nhiệt điều trị

Phương pháp này dùng đèn hồng ngoại chiếu, chườm nóng hoặc lạnh, tắm bùn khoáng giúp thư giãn cơ, giảm đau dây thần kinh tọa khi bị gai đốt sống  gây nên.

4. Phẫu thuật.

 Trường hợp gai xương phát triển chèn ép rễ thần kinh, gây tổn thương tủy sống nặng, các phương pháp trên không có tác dụng gì thì phẫu thuật cắt bỏ gai xương là biện pháp cuối cùng. Quá trình phẫu thuật sẽ có tác dụng điều chỉnh, tháo bỏ sự chèn ép đó.

Ngoài một số cách vừa nêu, bạn cũng nên chủ động phòng chống bệnh gai đốt sống bằng cách xây dựng một thói quen sinh hoạt thật khoa học, bao gồm cả việc ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập thể thao ở mức độ vừa phải. Có như vậy, bạn có thể sống dung hòa với bệnh mà không lo những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe về lâu dài.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top