Nên ăn gì khi bị rối loạn tiền đình

Nên ăn gì khi bị rối loạn tiền đình

Các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch là nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn tiền đình. Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do bị thiếu máu và có nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả. Cùng Trung tâm PHCN Ngọc Đức tìm hiểu về vấn đề này nhé

Những người bị rối loạn tiền đình phải bổ sung vitamin để góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống rối loạn tiền đình.

  • Thực phẩm bổ sung vitamin B6: Hệ điều hành tiền đình sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu vitamin B6. Một số triệu chứng bệnh xuất hiện như chóng mặt, buồn nôn. Những người bị thiếu vitamin B6 cũng xuất hiện những triệu chứng như thế này. Để cải thiện tình trạng trên cần phải bổ sung vitamin B6. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ…các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô…
  • Những thực phẩm chứa vitamin C: Bổ sung vitamin C để cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn.
điều trị rối loạn tiền đình bằng vật lý trị liệu tại Trung tâm Ngọc Đức

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ, rau cải….

  • Thực phẩm chứa vitamin D: Xơ cứng tai là triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vitamin D giúp cải thiện tình trạng này, vì vậy việc bổ sung vitamin D là rất quan trọng đối với người bệnh.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành…

  • Thực phẩm chứa nhiều folate: Để giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi do sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình.

Thực phẩm chứa nhiều folate như các loại hạt ( hướng dương, đậu phộng…), các loại đậu, các loại rau màu xanh…trái cây ( cam, quýt…)

thức ăn cho người bị rối loạn tiền đình

Lưu ý:

Không nên ăn gì khi bị rối loạn tiền đình những thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi đây chính là nguyên nhân khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Nên ăn thịt nạc, ít ăn thịt đỏ, ăn thịt gia cầm nên bỏ da. Khi dùng sữa nên chọn các loại sữa tách béo hoặc làm từ sữa gầy.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top