Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình… Cùng trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức tìm hiểu về căn bệnh này nhé ?

Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, bao gồm hai phần, mỗi phần đảm nhận chức năng giác quan riêng:

  • Thần kinh ốc tai: chức năng cảm giác thính giác
  • Thần kinh tiền đình: chức năng cảm giác thăng bằng

Rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây bệnh

  1. Rối loạn tiền đình có 2 loại:
  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chiếm tới 90 – 95% bệnh nhân. Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.
  1. Nguyên nhân của bệnh:
  • Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân: viêm thần kinh tiền đình do siêu vi gây ra, viêm tiền đình, bệnh meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp.
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, suy động mạch cột sống thân nền, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của rối loạn tiền đình còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Người bệnh sẽ chóng mặt có hệ thống: Vật xung quanh người bệnh hay ngược lại. Dấu hiệu thấy rõ nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là khi thức dậy hoăc khi đứng lên ngồi xuống.

  • Cơ thể trở nên khó cân bằng, choáng váng, quay cuồng đầu óc, cơ thể trở nên loạng choạng.
  • Rối loạn thị giác, thính giác: cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Ù tai. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu ù tai thì người bệnh nên đi khám sớm và điều trị tích cực. Phòng trường hợp điều trị muộn để lại những di chứng không đáng có như giảm thính lực, điếc,…
  • Buồn nôn, nôn
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung
  • Hạ huyết áp, nhãn cầu rung giật
bác sĩ đang điều trị vật lý trị liệu

Rối loạn tiền đình trung ương

  • Thính lực suy giảm: ù tai, nghe kém
  • Chóng mặt: không có chóng mặt dữ dội nhưng có cảm giác bồng bềnh như đi trên sóng
  • Người bệnh không đi theo một đường thẳng mà đi hình zic zắc hay dáng đi như người say rượu.
  • Rung giật nhãn cầu, mất phối hợp động tác: người bệnh không thể làm chính xác các động tác được chỉ định như lật xấp bàn tay, chỉ ngón tay vào mũi,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác bệnh thì bước đầu bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng sau đó tiến hành thực hiện cận lâm sàng.

  1. Lâm sàng

Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn và thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, đặc biệt khó chịu.
  • Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: Dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao…
  • Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
  1. Cận lâm sàng

Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số kiểm tra cận lâm sàng để củng cố cơ sở chẩn đoán bệnh:

Các xét nghiệm cơ bản;

  • XQ cột sống cổ đánh giá hẹp khe khớp;
  • Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;
  • Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như: U góc cầu tiểu não, TBMM não…
  • Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)

Bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình, để giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não…

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang