Rối loạn tiền đình do tăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Với những người tăng huyết áp, khi bị rối loạn tiền đình dễ gây nên những bệnh nguy hiểm khác. Cùng Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
1. Mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và cao huyết áp
Tăng huyết áp là căn bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não hay thận và mạch máu. Tăng huyết áp làm hình thành các mảng xơ vữa và làm hẹp các mạch máu, trong đó có các mạch máu ở não dẫn tới sự cung cấp máu cho não bị thiếu. Hiện tượng thiếu máu não sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng. Đây là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não trong bệnh lý tăng huyết áp.
Rối loạn tiền đình do tăng huyết áp là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi và nữ giới. Nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị, người mắc có thể bị đột quỵ.
Người bị rối loạn tiền đình do tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường nên người bệnh cần phải có kế hoạch phòng bệnh tốt nhất.
2. Biểu hiện của rối loạn tiền đình ở người tăng huyết áp
Khi bị rối loạn tiền đình do tăng huyết áp, người bệnh thường chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn rất nhiều khi thay đổi tư thế. Trong trường hợp nặng, người bệnh dễ gặp khó khăn khi đi lại và dễ bị ngã.
3. Phòng bệnh rối loạn tiền đình do tăng huyết áp thế nào?
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình do tăng huyết áp là bạn cần kiểm soát huyết áp của mình và đưa chúng về mức an toàn là dưới 120mm/Hg đối với huyết áp tâm thu và dưới 80mmm/Hg đối với huyết áp tâm trương.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ sống lành mạnh để giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định để ngăn ngừa được bệnh rối loạn tiền đình.
Để kiểm soát huyết áp, người bệnh tiền đình cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao: Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.
- Hạn chế ăn muối: Nếu ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp. Vì thế chỉ nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối cần trong chế độ ăn uống của người bệnh tăng huyết áp là 5gr/ngày.
- Ngoài ra, người bệnh nên điều chỉnh thói quen như không ngồi liên tục quá lâu, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá…
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột, không lái xe hoặc điều khiển máy móc khi có triệu chứng bệnh tiền đình đang tái phát; Không đọc sách, báo trên ô tô khi có cảm giác chóng mặt…
- Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.
4. Lời kết
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.