Trẻ em bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Trẻ em không chỉ là đối tượng có thể mắc rối loạn tiền đình mà còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của bé trong tương lai. Dù vậy nó không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra những biến cố nhỏ có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài suốt thời gian dài và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của con mỗi ngày. Cùng Nghe bác sĩ Ngọc của Trung tâm phục hồi chức năng Ngọc Đức tư vấn rõ hơn về vấn đề này nhé :

Bác sĩ Ngọc: chuyên gia vật lý trị liệu

Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu bé bị rối loạn tiền đình như

  • Trẻ khó giữ thăng bằng, thường xuyên té ngã rất nguy hiểm nếu đang tham gia giao thông hay đi lại ngoài đường. Bé té ngã nếu và đập xuống đường có thể ảnh hưởng đến tính mạng, não bộ, thậm chí là gây hại cho những người xung quanh
  • Trẻ phản xạ kém
  • Trẻ học hành yếu kém, ghi nhớ không tốt, thường xuyên quên trước quên sau
  • Trẻ tham gia các hoạt động thể chất cũng kém do có thể làm bùng phát các triệu chứng, đặc biệt là các bộ môn cần đứng lên ngồi xuống nhiều
  • Khả năng định hướng kém, trẻ dễ bị lạc nếu tự đi bộ về nhà và gây ra những ảnh hưởng đến tương lai

Ở trẻ em, một số bé bị đau choáng váng nhiều đến nỗi bé dần tự quen với cảm giác đó và không báo lại với cha mẹ. Chính do đó khi phụ huynh nhân thấy bất thường và đưa con đi khám thì tình trạng bệnh đã khá nặng, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ bị rối loạn tiền đình nhẹ thì vẫn có thể gượng dậy đi lại được nhưng rất dễ té ngã khiến cơ thể trầy xước. Nếu trong tình trạng nặng hơn bé có thể chỉ nằm được trong một tư thế thường xuyên nôn ói dữ dội khiến cơ thể vốn đã suy nhược nay càng suy nhược hơn.

Hướng điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em

Đầu tiên phụ huynh cần phải sớm đưa con đi khám để xác định mức độ bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường dùng hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt (VNG) và điện thế cơ kích gợi tiền đình (VNG) để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý nhất.

Ở trẻ em việc dùng thuốc có thể không được khuyến khích do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó là chú trọng điều trị các bệnh nền, điều chỉnh lối sống lành mạnh, cải thiện chức năng vận động để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top